Quảng Nam chính thức công bố hết dịch tả lợn châu Phi

Trương Hồng Thứ tư, ngày 01/07/2020 16:30 PM (GMT+7)
Ngày 1/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam đã có công văn số 1303 về việc “thông báo hết dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”.
Bình luận 0

Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tỉnh Quảng Nam cho biết, ổ dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đầu tiên tại tỉnh Quảng Nam được phát hiện vào ngày 14/5/2019 ở 1 hộ chăn nuôi quy mô nông hộ, tại thôn Tây Sơn Đông, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên. Sau đó bệnh lây lan ra nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh.

"Qua thời gian chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp giữa các Sở, ngành với các địa phương trong công tác phòng, chống bệnh DTLCP, đến nay, dịch bệnh DTLCP trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã được kiểm soát (con lợn mắc bệnh lâm sàng DTLCP được tiêu hủy cuối cùng vào ngày 26/5/2020); đã thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh bắt buộc; ổ dịch cuối cùng đã công bố hết dịch bệnh DTLCP vào ngày 26/6/2020 theo đúng quy định của pháp luật về Thú y…", Sở NNPTNT Quảng Nam thông báo.

Quảng Nam chính thức công bố hết dịch tả lợn Châu phi - Ảnh 1.

Dịch tả lợn châu Phi đã làm nhiều hộ chăn nuôi ở Quảng Nam thiệt hại nặng.

Liên quan đến dịch tả lợn châu Phi, mới đây, tại Tam Kỳ, Quảng Nam, ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NNPTNT đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Nam.

Tại buổi làm việc, Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam cho biết, trước khi có DTLCP, tỉnh có tổng đàn lợn hơn 483.000 con, đứng thứ 2 ở Khu vực Nam Trung Bộ. Toàn tỉnh có 206/241 xã xảy ra bệnh DTLCP, trong đó có 135 xã có dịch qua 30 ngày tái phát dịch. Hiện vẫn còn 6 xã có bệnh DTLCP chưa qua 30 ngày.

Sau khi dịch bệnh xảy ra, tính đến tháng 4/2020, đàn lợn của tỉnh chỉ còn 250.000 con. Trong đó, lợn giống ông bà và lợn nái giống sinh sản, lợn nái hậu bị khoảng 25.000 con.

Quảng Nam chính thức công bố hết dịch tả lợn Châu phi - Ảnh 2.

Sau thời gian, đến nay Quảng Nam đã công bố hết dịch tả lợn châu Phi.

Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NNPTNT nhấn mạnh, hiện tại DTLCP chưa có vaccine, chưa có thuốc điều trị nên việc tăng đàn, tái đàn lợn cần phải đảm bảo an toàn sinh học. Mà an toàn sinh học thì các đơn vị chăn nuôi lớn làm tốt, hộ gia đình khó khăn. Trong khi cơ cấu chăn nuôi nhỏ lẻ của tỉnh Quảng Nam chiếm khoảng 64%.

"Hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi gia đình ở Quảng Nam chưa kiểm soát tốt việc phòng chống dịch bệnh như không rắc vôi, không rào lưới chắn chim, chuột, côn trùng; người ra vào không kiểm soát. Nếu như tăng đàn kiểu này thì dịch bệnh rất dễ bùng phát, trong khi đó một số xã vẫn còn DTLCP. Vậy nên, tỉnh Quảng Nam cần phải có kế hoạch cụ thể, các ngành chức năng phải có những chỉ đạo bằng văn bản, bằng thông tin tuyên truyền, bằng cầm tay chỉ việc thì mới ra vấn đề.

Bên cạnh đó, khuyến nông địa phương cũng cần chỉ ra những mô hình tiêu biểu để dẫn dắt cho các hộ dân thực hiện, như vậy mới hiệu quả được", ông Tiến nói.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem