Quảng Nam: Sau dịch Covid-19, làng gốm hơn 500 năm đang ngóng "khách ngoại”

Tuyết Nhung - Trần Hậu Thứ sáu, ngày 03/07/2020 19:10 PM (GMT+7)
Sau khi phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, làng gốm Thanh Hà (thuộc khối Nam Diệu, phường Thanh Hà, TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam) trở thành điểm du lịch văn hóa cộng đồng nổi tiếng, thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan.
Bình luận 0

Thế nhưng, từ sau dịch Covid-19, làng gốm trở nên yên ắng hơn vì quá vắng bóng khách du lịch nước ngoài.

Sau dịch, làng gốm vắng khách

Công viên đất nung Thanh Hà (đường Phạm Phán, khối Nam Diệu, TP.Hội An) được xem là nơi lưu giữ và trưng bày nhiều tác phẩm đất nung đẹp mắt với hoa văn tinh xảo. 

Đi vào hoạt động năm 2015, công viên gốm Thanh Hà luôn là điểm đến lý thú và bổ ích dành cho các bạn trẻ yêu nghệ thuật. Đặc biệt, hoạt động trải nghiệm làm gốm tại đây luôn tạo sự hứng thú và yêu thích từ đông đảo du khách.

Quảng Nam: Hậu Covid-19, làng gốm hơn 500 năm đang “chờ khách ngoại” - Ảnh 2.

Từ sau dịch Covid-19, làng gốm trở nên yên ắng hơn vì quá vắng bóng khách du lịch nước ngoài.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lượng khách tham quan tại công viên giảm đáng kể, chủ yếu là khách lẻ đến trải nghiệm làm gốm. Anh Cường (TP.Hội An) nói: “Vào cuối tuần, tôi thường xuyên đưa các con trong gia đình đến công viên để vui chơi, trải nghiệm làm gốm. Những lúc cùng nhau nhào nặn, chuốt gốm, vẽ hoa văn, khắc tên lên sản phẩm, tôi tranh thủ trò chuyện với con về sở thích, việc học, tâm tư… Bên cạnh đó, không gian thoáng mát và yên bình của xưởng gốm làm gia đình tôi luôn vui vẻ khi đến đây”.

“Thời gian qua, TP.Hội An rất quan tâm đến các làng nghề truyền thống, nhất là làng gốm Thanh Hà để gắn với du lịch làng quê. Và cũng trong năm 2020, Hội An đã đăng ký sản phẩm gốm tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Quảng Nam và hy vọng làng gốm Thanh Hòa sẽ phát triển mạnh mẽ và là điểm đến hấp dẫn của du khách trong những năm tới…”.

Quảng Nam: Hậu Covid-19, làng gốm hơn 500 năm đang “chờ khách ngoại” - Ảnh 3.

Từ ngày 1/6/2020, công viên đất nung Thanh Hà sẽ đón khách với giá 50.000 đồng/người/lớn/lượt, 30.000 đồng/trẻ em/lượt.

Cạnh công viên đất nung là các cơ sở sản xuất gốm truyền thống của người dân Thanh Hà. Nơi đây có nhiều nghệ nhân cao tuổi vẫn ngày đêm nhen củi, nhóm lò, giữ lửa cho làng gốm truyền thống. Bên cạnh đó, họ còn là những hướng dẫn viên du lịch thân thiện, góp phần đưa danh tiếng làng gốm Thanh Hà đến gần với bạn bè quốc tế.

Quảng Nam: Hậu Covid-19, làng gốm hơn 500 năm đang “chờ khách ngoại” - Ảnh 4.

Với diện tích 6.000m2, công viên đất nung Thanh Hà là nơi tổ chức nhiều hoạt động triển lãm, vui chơi ngoại khóa, tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn,…

Qua bốn đời gắn bó với bàn xoay gốm, tay chuốt đất, ông Nguyễn Ngữ (85 tuổi) trầm ngâm chia sẻ: “Sản phẩm gốm mộc Thanh Hà thể hiện bề dày lịch sử, văn hóa và con người xứ Quảng. Nếu không có hoạt động du lịch gắn liền với sản xuất, thì có lẽ làng nghề đã không phát triển mạnh như hôm nay. Tuy nhiên, vì dịch Covid-19, khách du lịch không đến nhiều như trước, thậm chí, tôi nặn gốm cầm chừng vì hàng không tiêu thụ được”.

“Đốt lò, đỏ lửa” để chờ đón khách du lịch

Gốm Thanh Hà được nhận dạng là gốm thô, không tráng men, nung xong có màu đỏ cam. Theo thời gian, nơi đây chỉ còn vài nghệ nhân làm gốm dân sinh để dễ bán, còn gốm điêu khắc khó cạnh tranh lại với nhiều thương hiệu khác nên ít ai làm.

Quảng Nam: Hậu Covid-19, làng gốm hơn 500 năm đang “chờ khách ngoại” - Ảnh 5.

Lò nung đỏ lửa suốt 24 giờ, sau 15 ngày, các sản phẩm đạt chất lượng sẽ được mang ra tiêu thụ.

Chị Nguyễn Thị Thủy (52 tuổi), chủ cơ sở sản xuất gốm tại Thanh Hà cho biết, làng gốm Thanh Hà chỉ còn vài nghệ nhân làm gốm, nhưng có khoảng 70 người làm gốm du lịch trải nghiệm. Vì dịch Covid-19 mà hiện nay khách đến tham quan, trải nghiệm làm gốm rất thưa thớt, hàng hóa sản xuất cầm chừng vì tiêu thụ chậm.  

Quảng Nam: Hậu Covid-19, làng gốm hơn 500 năm đang “chờ khách ngoại” - Ảnh 6.

Để làm ra một sản phẩm gốm cần hai thợ: một người tay vừa nặn đất vừa đá bàn xoay, một người tạo mẫu và chuốt gốm thành hình.

Làm gốm không chỉ vất vả, mà còn cần sự tâm huyết với nghề, sự khéo léo và tỉ mỉ trong từng công đoạn để cho ra lò những sản phẩm đạt yêu cầu. Ngoài các vật dụng gốm dân dụng, thì các sản phẩm lưu niệm nhỏ bé, xinh xắn được nhiều nghệ nhân nhào nặn để bán tại xưởng, phố cổ Hội An như: con thổi, tượng 12 con giáp, bùng binh, chuông gió,….

Quảng Nam: Hậu Covid-19, làng gốm hơn 500 năm đang “chờ khách ngoại” - Ảnh 7.

Những ngôi nhà cổ với mái ngói âm dương, những sân phơi đầy gốm và màu đỏ cam của gốm thành phẩm là đặc trưng riêng biệt khi đến với làng gốm Thanh Hà.

“Tôi còn sức thì còn nhen củi, đỏ lửa lò nung, chứ con cái không ai theo cái nghề nhọc nhằn này. Ở đây, dân không có đất ruộng để canh tác, nên những người có tuổi như tôi chỉ biết mưu sinh bằng gốm, lấy công làm lời mà gắn bó với nghề đến già…”, chị Thủy vừa chuốt gốm vừa tâm sự.

“Thời gian qua, TP.Hội An rất quan tâm đến các làng nghề truyền thống, nhất là làng gốm Thanh Hà để gắn với du lịch làng quê. Và cũng trong năm 2020, Hội An đã đăng ký sản phẩm gốm tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Quảng Nam và hy vọng làng gốm Thanh Hòa sẽ phát triển mạnh mẽ và là điểm đến hấp dẫn của du khách trong những năm tới…”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem