Quảng Nam sở hữu 1 trong 5 loài sâm quý nhất thế giới, lại dùng được hết không bỏ thứ gì

Trương Hồng Thứ tư, ngày 09/02/2022 11:47 AM (GMT+7)
Sâm Ngọc Linh được xếp vào một trong 5 cây sâm quý nhất trên thế giới (sâm Mỹ, sâm Hàn Quốc, sâm Canada, sâm Triều tiên, sâm Việt Nam). Sâm Ngọc Linh đã được các nhà khoa học, các cơ quan chuyên môn trong và ngoài nước đánh giá rất cao không những về giá trị kinh tế, mà còn về công dụng chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe.
Bình luận 0

Những ngày đầu năm mới Nhâm Dần 2022, chia sẻ với Dân Việt, ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, UBND tỉnh này mới báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) đến năm 2030 gửi Bộ NNPTNT và nhấn mạnh cây sâm Ngọc Linh là loại cây dược liệu, hàng hóa chủ đạo để góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc tại địa bàn vùng trồng sâm đóng vai trò rất quan trọng.

Trồng sâm Ngọc Linh, mỗi kg củ thu hàng trăm triệu đồng

Theo tài liệu nghiên cứu, sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv) là loại sâm quý thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae), còn gọi là sâm Việt Nam, sâm khu 5 (K5), củ ngải rọm con, hay cây thuốc giấu…Phần thân rễ của cây sâm Ngọc Linh chứa 52 hợp chất saponin, trong đó có 26 hợp chất saponin không có trong các loại sâm khác.

Phó Chủ tịch Quảng Nam: Cây “Quốc bảo” không những giúp dân thoát nghèo mà còn bảo vệ rừng - Ảnh 1.

Vườn sâm Ngọc Linh giống trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: Trương Hồng)

Do vậy, sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) được xếp vào một trong 5 cây sâm quý nhất trên thế giới. Sâm Ngọc Linh đã được các nhà khoa học, các cơ quan chuyên môn trong và ngoài nước đánh giá rất cao không những về giá trị kinh tế, mà còn về công dụng chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe. 

Ở Việt Nam, sâm Ngọc Linh được tìm thấy tại vùng núi Ngọc Linh thuộc huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam và 2 huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

Hiện giá trị của sâm Ngọc Linh rất lớn, mỗi kg sâm củ hiện nay có giá dao động từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng, riêng lá sâm Ngọc Linh hiện hơn 10 triệu đồng/kg lá tươi. Đặc biệt, đối với cây sâm Ngọc Linh từ củ đến ngọn, lá, bông, hạt sẽ được thu hoạch toàn bộ không bỏ một thứ gì.

Phó Chủ tịch Quảng Nam: Cây “Quốc bảo” không những giúp dân thoát nghèo mà còn bảo vệ rừng - Ảnh 2.

Phó Chủ tịch Quảng Nam: Cây “Quốc bảo” không những giúp dân thoát nghèo mà còn bảo vệ rừng - Ảnh 3.

Sâm Ngọc Linh có giá trị kinh tế rất cao, hiện mỗi kg sâm củ giá dao động từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng (Ảnh: Trương Hồng)

"Dó có giá trị rất lớn, nên cây sâm Ngọc Linh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là sản phẩm quốc gia, là "quốc bảo" của Việt Nam. 

Do vậy, phát triển cây sâm Ngọc Linh thành cây hàng hóa chủ đạo để góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc tại địa bàn vùng trồng sâm đóng vai trò rất quan trọng. 

Một trong các giải pháp để thực hiện mục tiêu trên là xây dựng thành công thương hiệu sâm Việt Nam cùng với việc xây dựng quy trình sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh (bao gồm cả thuốc chữa bệnh) để tạo nên sản phẩm đặc hữu của quốc gia, góp phần phát triển ngành dược và kinh tế - xã hội của đất nước", ông Bửu nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Quảng Nam: Cây “Quốc bảo” không những giúp dân thoát nghèo mà còn bảo vệ rừng - Ảnh 4.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong một lần thăm trại ươm sâm Ngọc Linh giống (Ảnh: Trương Hồng)

Ông Hồ Quang Bửu nói thêm, thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2005 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 02/CT-CP của Chính phủ về phát triển y học cổ truyền và nâng cao nội lực trong công tác đảm bảo thuốc chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã và đang tạo ra bước chuyển biến mới trên cả nước về trồng và bào chế từ dược liệu.

Chính phủ đã có Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 18/7/2012 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020; Ban hành kèm theo quyết định này là danh mục các chương trình dự án trọng điểm vùng Tây Nguyên, trong đó phát triển cây sâm Ngọc Linh trở thành cây đặc sản quốc gia.

Phó Chủ tịch Quảng Nam: Cây “Quốc bảo” không những giúp dân thoát nghèo mà còn bảo vệ rừng - Ảnh 5.

Cây sâm Ngọc Linh giống được trồng trong vườn ở đỉnh Ngọc Linh (Ảnh: Trương Hồng)

"Đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy việc xây dựng chiến lược để đưa cây sâm Ngọc Linh tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp nhằm phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác trên đơn vị diện tích và xây dựng cơ sở chế biến, góp phần tiêu thụ sản phẩm thu hoạch từ rừng cho người  dân tại địa phương, tạo động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Tây gắn với du lịch theo định hướng của tỉnh Quảng Nam", ông Bửu nói.

Cũng theo ông Hồ Quang Bửu, sau khi Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh được Chính phủ thông qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Nam đã đưa ra nhiều chủ trương và ban hành nhiều cơ chế chính sách, để bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh.

Nhờ vậy, bước đầu đã góp phần bảo tồn nguồn giống gốc, tạo ra nguồn giống đáng kể cung ứng cho nhân dân và doanh nghiệp trong vùng trồng sâm. Diện tích quy hoạch vùng bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đã được xác định khoảng 16.000 ha, đến nay diện tích thực tế trồng được gần 10.000 ha và gần 20 doanh nghiệp đã ký hợp đồng thuê môi trường rừng trồng sâm Ngọc Linh.

Bên cạnh đó, trong thời gian qua, UBND tỉnh cũng đã đặt hàng, khuyến khích các cơ quan, tổ chức triển khai thực hiện các đề tài, dự án liên quan đến Sâm Ngọc Linh. Qua đó tạo tiền đề cho việc nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc tạo giống, nhân trồng và chế biến để mở rộng phát triển cây dược liệu có giá trị này trong thời gian tới.

UBND tỉnh đã giao đất, cho thuê đất, giao rừng, cho thuê rừng đối với 10 doanh nghiệp để thực hiện các dự án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu. Ngoài ra, tỉnh đã làm việc và giới thiệu cho các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế tiến hành khảo sát thực tế để lập Dự án đầu tư, phát triển sâm Ngọc Linh dưới tán rừng kết hợp với quản lý, bảo vệ rừng.

Phó Chủ tịch Quảng Nam: Cây “Quốc bảo” không những giúp dân thoát nghèo mà còn bảo vệ rừng - Ảnh 6.

Cây Sâm Ngọc Linh giống được trồng trong vườn ở đỉnh Ngọc Linh (Ảnh: Trương Hồng)

"Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt, việc phát triển cây sâm Ngọc Linh và sản phẩm từ sâm Ngọc Linh chưa nằm trong kế hoạch tổng thể, chưa tạo ra sự kết nối, hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành, các nguồn lực. Do vậy, việc xây dựng "Chương trình quốc gia phát triển Sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam) giai đoạn 2021 - 2030 và định hướng đến 2045" là rất cần thiết", ông Bửu chia sẻ.

Bảo tồn cây sâm là bảo vệ được rừng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam phân tích thêm, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, diện tích quy hoạch vùng bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh đã được xác định là 15.567 ha (trong đó từ độ cao 2.000 m trở lên là 2.238 ha, ở độ cao từ 1.200 - 2.000 m là 13.329 ha). Ngoài ra, tỉnh đang nghiên cứu trồng di thực sâm Ngọc Linh ở một số địa phương khác có điều kiện tương đồng để mở rộng, phát triển diện tích trồng sâm Ngọc Linh.

Phó Chủ tịch Quảng Nam: Cây “Quốc bảo” không những giúp dân thoát nghèo mà còn bảo vệ rừng - Ảnh 7.

Trồng sâm Ngọc Linh sẽ bảo vệ được rừng nguyên sinh (Ảnh: Trương Hồng)

Về cho thuê môi trường rừng trồng sâm Ngọc Linh, căn cứ các quy định về cho thuê môi trường rừng để trồng sâm Ngọc Linh, trong thời gian qua, các ngành, địa phương đã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho các tổ chức, nhóm hộ, hộ gia đình lập hồ sơ, thủ tục thuê môi trường trồng sâm Ngọc Linh. 

Tính đến nay, tổng diện tích cho thuê môi trường rừng để trồng sâm Ngọc Linh là 1.428,96 ha, trong đó hộ gia đình, cá nhân là 428,96 ha; tổ chức, doanh nghiệp 1.000 ha.

Phó Chủ tịch Quảng Nam: Cây “Quốc bảo” không những giúp dân thoát nghèo mà còn bảo vệ rừng - Ảnh 8.

Phó Chủ tịch Quảng Nam: Cây “Quốc bảo” không những giúp dân thoát nghèo mà còn bảo vệ rừng - Ảnh 9.

Người dân Nam Trà My mang sâm Ngọc Linh đến phiên chợ sâm để bán. (Ảnh: Trương Hồng)

"Đối với việc trồng sâm Ngọc Linh, hiện nay, người dân nằm trong vùng quy hoạch sâm Ngọc Linh được ưu tiên nhận khoán quản lý bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng kết hợp với trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng. Bên cạnh thu nhập từ cây sâm Ngọc Linh thì người dân còn được nhận tiền khoán quản lý bảo vệ rừng góp phần tăng thu nhập để từng bước thoát nghèo bền vững.

Cũng theo ông Hồ Quang Bửu, từ năm 2016 - 2021, Trung tâm Phát triển Sâm Ngọc Linh và Dược liệu Quảng Nam đã tổ chức gieo ươm bằng nguồn hạt giống thu hái tại chỗ đã sản xuất được 260.319 cây (riêng năm 2021 sản xuất được hơn 55.000 cây giống 1 năm tuổi).

Phó Chủ tịch Quảng Nam: Cây “Quốc bảo” không những giúp dân thoát nghèo mà còn bảo vệ rừng - Ảnh 11.

Một cây sâm Ngọc Linh rừng nguyên thủy có giá trị hàng trăm triệu đồng. (Ảnh: Nam Trà My)

Về xác nhận nguồn gốc, xuất xứ sâm Ngọc Linh, đến nay đã xác nhận cho 5 cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh, đến thời điểm hiện tại có 271.327 cây sâm Ngọc Linh được xác nhận nguồn gốc, xuất xứ.

Phó Chủ tịch Quảng Nam: Cây “Quốc bảo” không những giúp dân thoát nghèo mà còn bảo vệ rừng - Ảnh 12.

Sâm Ngọc Linh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là sản phẩm Quốc gia, là "Quốc bảo" của Việt Nam (Ảnh: Trương Hồng)

Về cấp giấy chứng nhận trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, đến nay đã cấp cho 3 tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gồm Công ty Cổ phần thương mại Dược sâm Ngọc Linh, Công ty TNHH Sâm Sâm và Công ty TNHH Tân Nghĩa Sơn (5.918 cây sâm). 

Đặc biệt, Trung tâm Phát triển sâm Ngọc Linh và Dược liệu Quảng Nam đã được Cục Trồng trọt cấp Bằng bảo hộ giống đối với cây trồng mới sâm Ngọc Linh tại Quyết định số 355/QĐ-TT-VPBH ngày 04/102017.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem