Clip: Cây tiền tỷ ra lứa quả đầu tiên trên đất Sơn Tây ở Quảng Ngãi
Không riêng gì Quảng Ngãi, mắc ca hiện là loại cây trồng mới đối với nhiều tỉnh thành trong cả nước. Vì vậy trong quá trình đề xuất và triển khai thực hiện, lãnh đạo chính quyền Sơn Tây đã gặp phải không ít sự trở ngại, khó khăn từ nhiều phía. Thế nhưng vượt lên tất cả, chính quyền huyện Sơn Tây vẫn quyết định triển khai trồng thí điểm loại cây này.
Một góc khu vực trồng mắc ca tại điểm xã Sơn Long
Ông Lê Văn Tùng, Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây, thẳng thắn: “Bao năm qua, người dân nơi đây cũng chỉ quanh đi quẩn lại với các cây trồng truyền thống nên chỉ có một ít là khá lên; đại đa số các hộ gia đình còn lại của địa phương cũng chỉ đủ ăn. Với giá trị lợi nhuận kinh tế mà cây mắc ca mang lại chỉ cần ở mức khoảng 100 triệu đồng/ha/năm, thì đã thành công rồi. Lúc đó không cần ai khuyến khích, hay hỗ trợ người dân sẽ tự thay thế loại bỏ cây trồng kém, ít giá trị khác".
Không chỉ phát triển tốt và ra hoa sau 30 tháng trồng mà nhiều cây Mắc ca đã ra lứa quả bói đầu tiên
Từ quyết định trên, đầu tháng 9.2014, mô hình thí điểm trồng mắc ca được triển khai tại 3 địa điểm ở Tây Sơn là: Sơn Bua, Sơn Liên và Sơn Long, với diện tích là 2ha/điểm, tổng kinh phí lên đến 1,29 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước.
Ông Trần Quý - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Sơn Tây, người được giao đảm nhận thực hiện mô hình, bày tỏ: "Đến thời điểm này, cây mắc ca đã bén rễ được khoảng 30 tháng. Dự kiến đến năm 2017, số mắc ca đã trồng sẽ cho thu hoạch lứa quả đầu tiên. Vì vậy còn quá sớm để nói đến chuyện thành, bại của mô hình này. Tuy nhiên với những kết quả ban đầu như vậy, tôi tin rằng cây mắc ca sẽ đứng được tại vùng đất Sơn Tây".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.