Quốc gia thiệt hại nặng nhất khi cắt đứt quan hệ với Nga và 'trắng tay' với Ukraine

V.N (Theo RN) Thứ bảy, ngày 03/08/2024 06:06 AM (GMT+7)
Người đứng đầu Ủy ban Chính sách Thông tin của Hội đồng Liên bang Alexey Pushkov nhận định rằng Đức bị thiệt hại nặng nề nhất khi cắt đứt quan hệ với Nga trong khi không nhận được gì từ Ukraine .
Bình luận 0
Quốc gia thiệt hại nặng nhất khi cắt đứt quan hệ với Nga và 'trắng tay' với Ukraine- Ảnh 1.

Thượng nghị sĩ Nga Alexey Pushkov. Ảnh: RN.

"Không có quốc gia nào ở phương Tây sẽ thiệt hại nhiều khi cắt đứt quan hệ với Nga trong khi hoàn toàn không nhận được gì từ Ukraine hơn là Đức" - Thượng nghị sĩ Pushkov viết trên kênh Telegram của mình.

"Một ví dụ đáng kinh ngạc về chính sách đối ngoại phi lý, không dựa trên lợi ích mà dựa trên các nguyên tắc tư tưởng. không liên quan gì đến lợi ích quốc gia. Chúng thậm chí có thể được gọi là nguyên tắc 'tự bóp cổ'".

Ông Pushkov cũng lưu ý rằng vấn đề của Đức là những người cầm quyền của nước này từ lâu đã mơ ước tạo ra một dấu hiệu bình đẳng giữa nước này và Châu Âu, và do đó suy nghĩ theo những phạm trù chung của phương Tây.

"Giấc mơ mới của Đức là không thể thực hiện được, bởi vì nó làm suy yếu thay vì củng cố. Một hệ tư tưởng xấu xa đã từng khiến nước Đức thất bại hoàn toàn. Giờ đây - nhờ một hệ tư tưởng khác, nhưng cũng là những hệ tư tưởng xấu xa - nước này đang nhanh chóng đi vào ngõ cụt" - Pushkov viết.

Năm 2022, tốc độ tăng trưởng GDP nước Đức chỉ đạt 1,8%. Năm 2023, tăng trưởng GDP quốc gia này âm 0,5%. Trong khi đó, lạm phát ở quốc gia này luôn ở mức cao, từ 6 đến 8% ( theo Dữ liệu toàn cảnh kinh tế thế giới - World Economic Outlook Database).

Nhận định của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng, từng là động lực kinh tế của châu Âu, nhưng Đức sẽ là nền kinh tế phát triển duy nhất không tăng trưởng. Cuộc khủng hoảng Ukraine và cuộc khủng hoảng năng lượng là nguyên nhân dẫn đến kinh tế Đức suy thoái.

Trước khi cuộc khủng hoảng Ukraine leo thang toàn diện, Đức chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp năng lượng từ Nga, đặc biệt là nguồn cung ứng khí đốt. Hơn 55% lượng khí đốt nhập khẩu của Đức là từ Nga. Sau khi cuộc khủng hoảng Ukraine leo thang toàn diện, lệnh trừng phạt năng lượng khiến Berlin cắt nguồn cung năng lượng từ Moscow khiến giá năng lượng ở Đức tăng vọt, ảnh hưởng nặng đến các ngành chế tạo, kìm hãm tiêu dùng, doanh nghiệp khó khăn, lợi thế thu hút đầu tư giảm...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem