Thái Nguyên: Làm tốt công tác tuyên truyền về chính sách dịch vụ môi trường rừng

Hà Thanh - Kiều Hải Thứ hai, ngày 27/11/2023 11:05 AM (GMT+7)
Trong năm 2023, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Thái Nguyên đã phối hợp với các Hạt kiểm lâm địa bàn làm tốt công tác tổ chức tuyên truyền, tập huấn về quản lý bảo vệ rừng, chính sách về dịch vụ môi trường rừng.
Bình luận 0

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thái Nguyên là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập theo Quyết định số 1067/QĐ-UBND ngày 07/6/2013 của UBND tỉnh Thái Nguyên; tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập.

Trong năm 2023, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức thực hiện thu tiền ủy thác dịch vụ môi trường rừng từ 3 đối tượng gồm: 2 cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch là Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên và Công ty Cổ phần nước sạch Yên Bình; 1 cơ sở sản xuất thủy điện là Công ty Cổ phần Thủy điện Hồ Núi Cốc, với tổng số tiền đã thu được là 1.603,479 triệu đồng (bao gồm cả lãi ngân hàng), dự kiến thu đến hết 31/12/2023 là 1.826,312 triệu đồng.

Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Thái Nguyên làm tốt công tác tuyên truyền về chính sách dịch vụ môi trường rừng - Ảnh 1.

Ông Lê Cẩm Long – Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái Nguyên cùng với Lãnh đạo và cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Đại Từ kiểm tra công tác chăm sóc rừng trồng thay thế tại huyện Đại Từ. Ảnh: Chi cục kiểm lâm Thái Nguyên

Tính đến thời điểm này kết quả thu tiền dịch vụ môi trường rừng tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thái Nguyên là 1.385,552 triệu đồng/1.732,075 triệu đồng, đạt 80% so với kế hoạch thu năm 2023.

Về kết quả chi tiền dịch vụ môi trường rừng, hiện nay Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng đang tiến hành rà soát, xác định diện tích chi trả, dự kiến đến ngày 31/12/2023 sẽ thực hiện chi trả cho các chủ rừng giai đoạn 2020 - 2022 theo kế hoạch thu chi được UBND tỉnh phê duyệt.

Năm 2023 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 5 Dự án được UBND tỉnh phê duyệt phương án nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái Nguyên với tổng số tiền phải nộp là 6.167.264 nghìn đồng, diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng là 102,67 ha, đến nay các chủ dự án đã nộp đủ số tiền trên về Quỹ. Lũy kế đến hết năm 2023 đã có 84 phương án được phê duyệt với tổng số diện tích 686,052 ha và số tiền phải nộp là 39.125.250 nghìn đồng, trong đó số tiền đã nộp là 34.928, 414 triệu đồng, số tiền chưa nộp là 4.196, 836 triệu đồng.

Hiện nay, Quỹ đang phối hợp với Hạt Kiểm lâm các huyện, UBND các xã và các chủ rừng là tổ chức tiến hành xây dựng bản đồ chi trả các năm 2020 - 2022 cho các chủ rừng là tổ chức, UBND xã và hộ gia đình cá nhân có diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng thuộc lưu vực được công bố.

Năm 2023 Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái Nguyên chưa thực hiện trồng rừng thay thế do không còn quỹ đất trống, Quỹ đã tham mưu phân bổ kinh phí thực hiện chăm sóc rừng trồng phòng hộ bằng nguồn vốn trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh với số tiền là 696,570 triệu đồng. Lũy kế đến hết năm 2023 Quỹ tham mưu cho Sở NN&PTNT trình UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí trồng rừng thay thế thực hiện trồng, chăm sóc rừng trồng là 15.203,830 triệu đồng tương ứng với diện tích đã trồng là 554,5ha.

Đơn vị cũng đã phối hợp với các Hạt kiểm lâm tổ chức tuyên truyền, tập huấn về công tác quản lý bảo vệ rừng, chính sách về dịch vụ môi trường rừng. Kết quả đã tổ chức được 5 lớp cho 300 chủ rừng, trưởng xóm, tổ quản lý bảo vệ rừng, Ban lâm nghiệp xã tại 5 huyện Định Hóa, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Lương.

Trong năm, Quỹ đã thực hiện hỗ trợ cây giống trồng phân tán từ nguồn kinh phí dịch vụ môi trường rừng chưa xác định đối tượng chi theo Đề án 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn 5 huyện, thành phố (gồm các huyện Định Hóa, Đồng Hỷ, Phú Lương, TP.sông Công, TP.Thái Nguyên) với số tiền 706 triệu đồng, loài cây cấp là Keo úc, Chò chỉ, Lát hoa, Giổi xanh....

Hỗ trợ trồng cây xanh (trồng cây đô thị) trên địa bàn huyện Định Hóa từ nguồn kinh phí tài trợ của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên với tổng số tiền 200 triệu đồng, số lượng 500 cây Giổi xanh.

Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Thái Nguyên làm tốt công tác tuyên truyền về chính sách dịch vụ môi trường rừng - Ảnh 2.

Ông Lê Cẩm Long – Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Hà Thanh

Có được những kết quả trên là nhờ trong quá trình hoạt động, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Thái Nguyên đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng quản lý Quỹ, Sở NN&PTNT; Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời của các Sở, ban ngành, chính quyền địa phương; sự đồng thuận của các đơn vị sử dụng, đơn vị cung ứng dịch vụ môi trường rừng; sự nỗ lực, trách nhiệm của toàn thể công chức, viên chức từ đó góp phần củng cố, kiện toàn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024, Quỹ sẽ tiếp tục phối hợp với Chi cục Kiểm lâm, các UBND huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan kiểm tra việc quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng của các đơn vị chủ rừng là tổ chức, UBND cấp xã nhằm phát hiện, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các phát sinh trong quá trình thực hiện.

Xác định và thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2023 cho các đơn vị chủ rừng là tổ chức, UBND các xã, thị trấn và các chủ rừng là hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao đất, giao rừng quản lý bảo vệ đầy đủ, kịp thời, đúng quy định.

Đồng thời, tổ chức các lớp tuyên truyền phổ biến chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng như tiếp tục kiện toàn, củng cố bộ máy Ban điều hành; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho nhân viên và các đơn vị địa phương liên quan nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem