Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Theo điều tra ban đầu, thời gian gần đây Chàm Sa Ri xuất hiện tại địa bàn tỉnh Hậu Giang mặc trang phục Công an nhân dân, cấp bậc thượng tá, xưng tên giả là Nguyễn Thanh Tài. Đối tượng này tự nhận đang công tác tại Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hậu Giang.
Phát hiện sự việc, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hậu Giang đã mời Chàm Sa Ri về làm việc, thu giữ hai bộ trang phục Công an nhân dân và Quân đội nhân dân, quân hàm, khóa số 8, bản tên cùng một số vật dụng liên quan.
Bước đầu, Chàm Sa Ri khai nhận hơn hai tháng trước có mua số trang phục này trên mạng xã hội về mặc, chụp ảnh và đăng lên mạng xã hội nhằm làm quen nhiều phụ nữ. Khi tiếp xúc trực tiếp với các phụ nữ, Chàm Sa Ri sẽ mặc trang phục Công an nhân dân và nói đang công tác trong ngành công an.
Từ đó, nhiều phụ nữ, chủ yếu là những phụ nữ đã ly dị chồng, sống độc thân tin tưởng có quan hệ tình cảm với Ri, thậm chí về sống chung nhà.
Công an tỉnh Hậu Giang thông báo nếu ai là nạn nhân hoặc có thông tin về đối tượng Chàm Sa Ri liên hệ với Phòng Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn. Hiện, vụ việc đang được Công an tỉnh Hậu Giang tiếp tục điều tra, làm rõ.
Luật sư Hoàng Anh Sơn, Đoàn luật sư TP.Hồ Chí Minh cho hay, Điều 4 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định nghiêm cấm cá nhân, tổ chức sử dụng trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân.
Tùy theo tính chất, mức độ và mục đích của hành vi mà người giả danh lực lượng công an, quân đội có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người có hành vi giả danh lực lượng công an, quân đội không nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác được quy định tại Điều 339 Bộ luật Hình sự 2015, với hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 02 năm.
Về xử lý hành chính, căn cứ vào Điều 20 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người giả danh lực lượng công an có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán hoặc đổi trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất trái phép hoặc làm giả trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân.
Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Luật sư Hoàng Anh Sơn cho biết thêm, việc lừa tình được xem là một trong những hành vi lừa dối trong chuyện tình cảm, tùy theo mức độ, tính chất khác nhau có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, sức khỏe của người bị lừa dối.
Theo quy định pháp luật hiện hành, hiện nay chưa có bất kỳ phương thức, hình thức nào xử phạt đối với hành vi lừa tình cảm của người khác, trừ trường hợp lừa tình để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác.
Pháp luật sẽ có thể can thiệp, xử lý trong trường hợp lừa tình nhằm mục đích phạm tội, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản hoặc dẫn đến hành vi phạm tội theo quy định của Luật hôn nhân gia đình và pháp luật hiện hành.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.