Rắn ở Lào cắn 1 người Việt phải về nước cấp cứu độc cỡ nào?

Minh Nhân (tổng hợp) Chủ nhật, ngày 28/09/2014 18:59 PM (GMT+7)
Mới đây, một người phụ nữ Việt Nam đang sống tại tỉnh Sapalaket, Lào bị một loài rắn độc cắn vào mu bàn tay. Rất may khi về tới Việt Nam, chị đã đã được chẩn đoán đúng đã bị loài rắn độc chàm quạp cắn và được truyền huyết thanh cứu sống. 
Bình luận 0

Theo Báo Gia đình và Xã hội cho biết, vụ việc trên xảy ra vào sáng ngày 23.9, chị Lê Thị Thúy Hồng (sinh năm 1963, trú quán tại tỉnh Gia Lai) đang sinh sống tại Lào đã bị rắn cắn.

img

Chị Hồng đang được bác sĩ thăm khám. Ảnh: Giadinh.net

Sau bị rắn cắn vào tay, chị Hồng đã được gia đình đưa tới một bệnh viện gần nơi sinh sống ở Lào sơ cứu, sau đó chuyển về bệnh viện Ngọc Hồi và Gia Lai. Đến chiều tối ngày 25.9, chị đã được đưa tới Khoa cấp cứu rắn độc cắn thuộc Trung tâm Nuôi trồng Chế biến Dược liệu – Cục Hậu cần - Quân Khu 9, nơi người dân quen gọi là trại rắn Đồng Tâm (Mỹ Tho, Tiền Giang).

Tại đây, chị đã được các bác sĩ chẩn đoán bị rắn chàm quạp cắn và được chỉ định dùng kháng huyết thanh chiết xuất từ chính nọc loài rắn độc này để ngăn chặn tình trạng nguy kịch. Nhờ vậy, sáng ngày 26.9, sức khỏe chị Hồng đã hồi phục nhanh chóng.

img

Rắn chàm quạp nguy hiểm thường ẩn mình trong lá khô hay gỗ mục. 

Rắn chàm quạp thuộc họ rắn độc Pit Viper, có tên khoa học là Calloselasma rhodostoma, nó còn được gọi là rắn Pit Viper Malaysia, hay rắn Ngoo gap pa ở Thái Lan. Loài rắn này chỉ dài dưới 1 mét, trong đó, con rắn cái thường to và béo hơn rắn đực. Chúng sinh sống chủ yếu ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Việt Nam và Trung Quốc.

Theo trang Thailandsnakes cho biết, loài rắn này có khả năng tấn công cực kỳ nhanh với những chiếc răng nanh dài nguy hiểm ở phía trước miệng. Đôi khi cắn chúng còn phi toàn thân người lên tấn công. Điểm kỳ quặc ở chỗ, sau khi cắn nạn nhân, người ta thường lại tìm thấy chính xác con rắn ở vị trí xảy ra tai nạn chỉ sau vài giờ.

>> Cận cảnh lấy nọc những con rắn kịch độc nhất thế giới

Loài rắn này có nọc kích độc với các chất Hemorrhagins có khả năng phá hủy các tế bào hồng cầu và các mô, dẫn tới tình trạng rối loạn đông máu, gây ra xuất huyết nội tạng làm nạn nhân tử vong nếu không có các biện pháp cứu chữa kịp thời.

Rắn chàm quạp cực kỳ nguy hiểm, thường sống ưa thích ở những nơi có lá khô, hốc đá, gỗ, thường hoạt động cả trong đêm, nhất là khi trời mưa. Khi bị loài rắn này cắn vào ngón tay có thể khiến bạn mất đi ngón tay vĩnh viễn nếu không được sơ cấp y tế ngay lập tức.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem