Rắn sói tái xuất tại Đông Nam Á sau 1 thập kỷ mất tích

Thứ tư, ngày 11/06/2014 16:04 PM (GMT+7)
Loài rắn sói có những chiếc răng nọc khỏe, nhiều cạnh sắc nhọn, thường cắm sâu răng vào vảy cứng con mồi vừa xuất hiện tại dãy núi Campuchia.
Bình luận 0

imgLoài rắn sói đã lảng tránh các nhà khoa học trong suốt một thập kỷ, tưởng chừng tuyệt chủng và mới đây loài rắn sói mới, có tên khoa học là Lycodon zoosvictoriae bất ngờ được tìm thấy tại dãy núi Cardamom, Campuchia.

imgSở dĩ loài rắn này được gọi tên rắn sói (wolf snake) là bởi vì những chiếc răng nọc khỏe và lởm chởm, nhiều cạnh sắc nhọn của loài này. Khi phát triển đầy đủ, rắn sói dài 50cm. Ảnh: Một chi rắn sói có tên khoa học là Lycodon Aulicus.img Loài rắn sói mới Lycodon zoosvictoriae có làn da màu nâu sáng với những mảng màu nâu sẫm độc đáo. Con cái thường lớn hơn con đực.Hầu hết các loài rắn sói khác có da màu nâu bóng sáng và đốm trắng, một số ít có da màu nâu tím tối. Chúng chủ yếu ăn thằn lằn và ếch, cắm sâu răng nọc vào các vảy cứng của con mồi.img
Các nhà khoa học tin rằng màu sắc khác thường ở da đã giúp loài rắn này ẩn nấp được lâu đến vậy, bất chấp nỗ lực của các nhà nghiên cứu truy tìm loài mới trong khu vực.imgNọc rắn sói không độc, nhưng nó có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho da đối thủ với những chiếc răng nanh sắc nhọn. imgCác khu rừng rậm ở dãy núi Cardamom của Campuchia là nơi có vô số sinh vật kỳ lạ và tuyệt vời. Phạm vi dãy núi Cardamom chạy qua phần phía nam của Campuchia, biên giới Thái Lan ở phía tây, gần như tiếp giáp biên giới Việt Nam ở phía đông.

(Theo Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem