Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tôi đã biết được một điều gì đó, khi gia đình tôi gặp khó khăn, tôi vẫn nhớ được hình ảnh khi mẹ tôi đứng bên chiếc tủ lạnh và vẻ mặt của bà lúc đó.
Khi ấy tôi mới 6 tuổi, và thường trở về nhà để dùng bữa trưa, gia đình tôi chỉ đủ tiền mua bánh mỳ và sữa, ngày nào cũng vậy. Thế nhưng một bữa tôi về nhà, vẫn là mẹ tôi ở đó, với một bình sữa trên tay, tôi thấy bà trộn thứ gì đó vào trong bình, rồi đưa cho tôi với một vẻ mặt bình thường, nhưng tôi biết, mọi thứ không phải vậy.
Mẹ tôi cho thêm nước vào trong bình sữa, và đưa cho tôi, chúng tôi không có đủ tiền để trụ được đến hết tuần. Gia đình tôi không chỉ nghèo, mà thực sự thiếu thốn rất nhiều thứ.
Cha tôi là một cầu thủ chuyên nghiệp, nhưng cũng đã đến ngày mà ông treo giày, và nguồn thu nhập cũng không còn ổn định như trước, thứ đầu tiên phải bị bán đi chính là dây cáp TV, không còn những trận bóng trực tiếp nữa, không còn sóng để chiếc TV đó lên hình.
Nguồn điện cũng trở nên chập chờn, cứ 3 ngày, chúng tôi lại bị cắt điện, vào mùa đông, nhà tôi không có nước nóng, mẹ tôi phải đun nước trong ấm và tôi phải tắm bằng một chiếc cốc uống nước.
Không có tiền, anh em tôi phải xin vị chủ tiệm bánh một vài chiếc bánh mỳ vào thứ 2, và hoãn việc trả tiền đến thứ 6 tuần đó.
Đó là hoàn cảnh nhà tôi khi ấy, không có bất kỳ thứ gì có sẵn cả, quá khó khăn.
…
Khi nhận bình sữa từ mẹ, tôi không hề oán trách bà, chỉ là lúc đó, tôi biết chắc chắn mình phải làm gì. Tôi không thể nhìn mẹ tôi sống như vậy.
Những người trong giới bóng đá thường chia sẻ về sức mạnh tinh thần, và tôi có thể đảm bảo rằng tôi là một người với tinh thần thép, bởi vì tôi luôn nhớ khoảnh khắc mình ngồi cùng gia đình mình trong bóng tối, và cầu nguyện.
Khi ấy tôi mới lên 6, và tôi nói mới cha mình rằng: “Bao giờ con có thể bắt đầu chơi bóng chuyên nghiệp?”, và ông trả lời: “16”.
…
Năm lên 11, tôi bắt đầu chơi cho đội trẻ của Lierse, chúng bạn nhìn tôi và hỏi: “Cậu này bao nhiêu tuổi vậy?, Cậu ta đến từ đâu?”.
Trong tâm trí tôi cũng có câu hỏi tương tự, tại sao tôi người ta lại hỏi tôi như vậy, tôi là một chàng trai đến từ Antwerp, tôi là người mang quốc tịch Bỉ.
Cha tôi không ở đó, bởi ông không có xe để chở tôi đến các buổi tập, tôi phải tự đứng lên chiến đấu cho chính mình, khi tôi mang chứng minh của mình đến, tất cả mọi người đều nhìn chằm chằm vào đó, với ánh mắt nghi ngờ, tôi vẫn nhớ cảm giác ấy, khi nỗi căm phẫn dâng trào: “Tôi sẽ giết con của các người, hủy diệt nó, hãy chuẩn bị mang những thằng bé sắp sửa òa khóc đó về đi”.
Tôi muốn trở thành cầu thủ xuất sắc nhất lịch sử nước Bỉ, không phải là một cầu thủ giỏi đơn thuần. Đó là mục tiêu của tôi. Tôi đang cố gắng hoàn thành một sứ mệnh.
Năm 12 tuổi, tôi đã có 76 bàn thắng sau 34 trận, và tất cả những pha lập công ấy đều được thực hiện với đôi giày cũ kỹ mà cha tôi để lại.
…
Rồi một ngày, tôi gọi điện cho cha tôi, người có thể nói là quan trọng nhất đối với tôi.
Cha tôi nói rằng những điều tôi làm được thật tuyệt vời, và có một vài câu lạc bộ đang để mắt đến tôi. Nhưng câu nói sau đó của ông làm tôi nhớ mãi.
“Con có giúp được ta một điều này không? Hãy chăm sóc mẹ cẩn thận”.
“Mẹ con ư, chúng con vẫn ổn”
“Không, hứa với ta đi, hãy chăm sóc mẹ thật chu đáo, nhé”
“Vâng”, tôi trả lời.
Chỉ 5 ngày sau đó, tôi nhận được tin ông ấy mất, và đó là lúc tôi hiểu ra ông ấy đang muốn dặn dò tôi điều gì trước khi qua đời.
Tôi đã hứa với mẹ rằng tôi sẽ thực hiện được giấc mơ đó năm 16 tuổi, tôi đã chậm trễ 11 ngày sau đó.
Ngày 24 tháng 5 năm 2009, lúc đó trận chung kết play-off giữa Anderlecht và Standard Liege diễn ra.
…
Đó là một ngày đặc biệt nhất trong cuộc đời tôi, trước khi có cơ hội ra sân cho đội 1, tôi khá ít khi được sử dụng ở đội trẻ. Trước khi ký hợp đồng, tôi đã phải hứa với HLV rằng, tôi sẽ có được 25 bàn thắng vào trước tháng 12.
Tôi ký hợp đồng chính thức với Anderlecht vào ngày 13 tháng 5, ngày sinh nhật của mình, và ngồi chờ đợi từng ngày đến trận chung kết play-off. Mùa giải năm ấy Anderlecht và Standard Liege bằng điểm nhau.
Trong trận đấu lượt đi, tôi ngồi ở nhà xem TV như một cổ động viên. Và trước khi trận lượt về diễn ra, tôi nhận được cuộc gọi từ HLV đội dự bị.
“Rom, cậu đang làm gì đó?”
“Tôi chuẩn bị ra công viên đá bóng”
“Không được, thay đồ đi, đội 1 cần cậu, nhanh lên”
“Tôi ư”
“Đúng thế, nhanh lên”
“Vậy thì đưa cho tôi chiếc áo số 10”
Nhưng tất nhiên những cầu thủ trẻ không có được số áo đó, và tôi nhận số 36.
Ngày hôm sau, tất cả mọi người đều biết chuyện, bạn bè tôi đều nhắn tin và hỏi rằng, “Cậu sẽ thi đấu ở trận chung kết sao? Rom, cậu sẽ lên TV trong mấy ngày tới sao?”.
Tôi được cảm nhận những bước chạy đầu tiên trong sự nghiệp khi 16 tuổi 11 ngày, chúng tôi đã thua ở trận chung kết năm đó, nhưng thực sự, tôi cảm giác như mình đang trên thiên đàng, tôi đã thực hiện được lời hứa với cha tôi.
Mùa giải sau đó, tôi vừa học năm cuối vừa thi đấu tại Europa League, chúng tôi đã vô địch giải đấu một các đầy thuyết phục và tôi về thứ 2 trong cuộc bầu chọn cho giải Cầu thủ xuất sắc nhất châu Phi.
Truyền thông bắt đầu nói về tôi nhiều hơn, họ nói tôi là Romelu Lukaku, tiền đạo người Bỉ, nhưng những lúc tôi chơi tệ, họ gọi tôi là Lukaku, tiền đạo trẻ người Congo.
Nếu bạn không thích lối chơi của tôi, ổn thôi. Thế nhưng, tôi tự hào là người Bỉ, tôi được sinh ra ở Antwerp, tôi ước mơ được chơi cho Anderlecht, tôi ước được trở thành một cầu thủ xuất sắc như Vincent Kompany.
Những người chê tôi không ở bên tôi lúc tôi còn phải uống sữa pha nước, trong những lúc khó khăn, họ không ở đó, và họ không thể hiểu được tôi.
…
12 năm sau, tôi chơi bóng tại World Cup, và chuẩn bị là một kỳ World Cup nữa, tôi không quan tâm đến những lời thị phi, cuộc sống quá ngắn để cứ nghĩ về những bị kịch, mọi người có thể nói mọi thứ về tôi.
Các bạn nghe này, hồi còn nhỏ, tôi không bao giờ đủ khả năng để theo dõi Henry thi đấu, thế nhưng, giờ đây, tôi đang được học hỏi từ ông ấy, tôi đang được đứng giữa những huyền thoại của bóng đá thế giới, và tranh luận về giải hạng hai của Đức.
Đúng vậy, không phải về Champions League, không phải World Cup, không phải Manchester United, mà là về giải hạng 2 của Đức. Đó là điều tuyệt vời nhất mà tôi từng trải qua.
Tôi ước gì có thể được gặp cha tôi lúc này, một cú điện thoại cũng được.
“Cha có thấy không, mẹ con giờ vẫn ổn, không còn phải ngủ trên sàn trong căn hộ đầy chuột nữa, chúng con ổn, rất ổn”.
“Cũng không ai phải kiểm tra chứng minh thư của con nữa, mọi người đều đã biết rõ con là ai”.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.