Sai sót trong đề thi Ngữ văn kỳ thi THPT Quốc gia có thể chấp nhận?

Việt Phương Thứ ba, ngày 26/06/2018 11:59 AM (GMT+7)
Đề Ngữ văn của kỳ thi THPT Quốc gia ngày 25.6 đã gây nên sự tranh cãi. Chia sẻ với Dân Việt, nhiều chuyên gia cho rằng, tính chính xác của đề Ngữ văn vẫn đảm bảo tuy nhiên khi chấm cần phải linh hoạt để khuyến khích tính sáng tạo của thí sinh.
Bình luận 0

Sáng 25.6 vừa qua, 925.000 thí sinh đã bắt đầu làm bài thi Ngữ văn của kỳ thi THPT Quốc gia 2018. Buổi thi kết thúc, đề thi Ngữ văn được nhiều thí sinh cho rằng khó và dài hơn. Nhiều ý kiến trên mạng xã hội cũng cho rằng, đề thi lạc hậu với thời cuộc khi bài thơ đã quá "xa xưa" và "tiềm lực" thiên nhiên của Việt Nam đang bị khai thác cạn kiệt.

Đặc biệt, trong đề thi có 2 chi tiết đã có thầy giáo cho rằng có sự sai sót. Cụ thể, câu 2 của phần đọc hiểu: "Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những yếu tố nào thuộc về tiềm lực tự nhiên của đất nước?", tác giả đề thi sử dụng cụm từ "yếu tố tự nhiên", còn vị thầy giáo lại cho rằng cần phải sử dụng cụm từ "thành phần tự nhiên" thì mới chính xác.

img

Đề thi Ngữ văn kỳ thi THPT Quốc gia 2018 được cho là có sai sót.

Chia sẻ với báo chí, ông Trần Trọng Hà, nguyên chuyên viên chuyên ngành Địa lý (Bộ GD-ĐT) cho rằng, câu hỏi trên là chung chung nên đề ko có gì sai, không đi sâu vào vấn đề liên quan đến địa lý. "Yếu tố tự nhiên" như vậy là đúng, khoáng sản đất đai khí hậu, sông ngòi, ao hồ đều là yếu tố tự nhiên cả, kể cả cá cũng là yếu tố tự nhiên. Nếu hỏi "thành phần tự nhiên" thì phải hỏi cụ thể. Còn hỏi "các thành phần tự nhiên" thì nó cũng như "yếu tố tự nhiên" mà thôi. Trong trường hợp này, nếu hiểu các cụm từ là các "yếu tố tự nhiên" hoặc các "thành phần tự nhiên" đều được. Hơn nữa, đề có nhắc đến “tiềm lực tự nhiên” thì nó đã bao quát rồi nên dùng một trong 2 cụm từ nêu trên đều được. 

Về tranh cãi này, một thầy giáo Địa lý (xin giấu tên) hiện đang giảng dạy tại lớp chuyên Địa, khối chuyên trường đại học Sư Phạm chia sẻ : "Ở góc độ Địa lý, theo tôi có thể nói đó là một sai sót. Tuy nhiên nếu xét về góc độ văn học, thì việc sử dụng từ ngữ như vậy không quá ảnh hưởng tới ý nghĩa của câu hỏi".

"Mình không thể lấy cái của Địa lý ra để mà ép cho văn học được" - thầy giáo này nhấn mạnh.

Nhận xét về tính thực tiễn của đề thi môn Ngữ Văn, TS Trịnh Thu Tuyết, nguyên là giáo viên trường THPT Chu Văn An cho hay: "Tôi nghĩ rằng nếu về mặt được, đây là một đề bài khá cụ thể, đặt ra những yêu cầu rất cụ thể và chính xác cho học trò. Trong một đoạn văn, ví dụ một đoạn văn phải có 2 yêu cầu, đó là về hình thức là 200 chữ thì các em được luyện quen rồi. Thứ hai là về nội dung, vấn đề này rất lớn tuy nhiên bình diện vấn đề chỉ đề cập đến khía cạnh nhỏ là đó là sứ mệnh của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay. Tôi nghĩ yêu cầu này là cụ thể và không có vấn đề gì".

img

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống.

Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Chủ biên chương trình môn Ngữ văn của chương trình giáo dục phổ thông cho biết, đề Văn năm nay đặc biệt là câu hỏi số 4 phần đọc hiểu liên quan tới "tiềm lực của đất nước" có tính thực tiễn rất cao, tuy nhiên để khuyến khích được tính sáng tạo của thí sinh, Bộ GD-ĐT cũng phải chấm điểm một cách "thực tiễn" cho câu hỏi này.

"Bộ Giáo dục làm đáp án thì phải để thí sinh làm nhiều chiều, nghĩ ra nhiều hướng và có nhiều cách tiếp cận. Trong văn nghị luận, phải tôn trọng lập luận của người viết, quan điểm thì có thể tán thành hay phản đối, nhưng quan trọng nhất vẫn là cách lập luận của người làm bài" - PGS Thống nhận định.

img

Thầy giáo Nguyễn Văn Thuật, người chỉ ra sai sót của đề thi Ngữ văn.

Trước đó, thầy giáo Nguyễn Văn Thuật - Tổ trưởng tổ Địa Lý, trường Đại học Đồng Nai lên tiếng chỉ ra điểm được cho là sai sót của đề Ngữ văn. Theo thầy Thuật, trong câu số 2, phần đọc hiểu, đề thi hỏi: "Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những yếu tố nào thuộc về tiềm lực tự nhiên của đất nước?" có sự nhầm lẫn.

"Ai ai học Địa lý cũng đều biết: đất, khí hậu, địa hình, khoáng sản, biển, sông ngòi, rừng là các thành phần tự nhiên. Trong mỗi thành phần tự nhiên lại có các yếu tố tự nhiên, ví dụ: nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa... là các yếu tố thành phần khí hậu. Trong khi đó, đề thi yêu cầu kể ra các yếu tố tự nhiên của đất nước trong đoạn trích nhưng đoạn trích không hề có một yếu tố tự nhiên nào ngoài từ “phù sa” - thầy Thuật lập luận. 

imgimgimgimgimgimg
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem