Hội nghị đã thông tin về tình hình thực hiện đề án liên kết tiểu vùng ĐTM của 3 tỉnh (Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp), định hướng phát triển và cơ chế chính sách kêu gọi đầu tư của tiểu vùng, tạo điều kiện cho nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã kết nối với nhà phân phối sản phẩm trong và ngoài tỉnh, thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất. Đồng thời, các nghiên cứu góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp các địa phương, tìm kiếm giải pháp hình thành chuỗi cung ứng, giới thiệu sản phẩm đặc trưng, nhất là sản phẩm ứng dụng công nghệ cao.
Sản xuất lúa ở vùng Đồng Tháp Mười
Tại hội nghị, TS Đặng Kiều Nhân - Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL (Đại học Cần Thơ) cho biết, thời gian qua các tỉnh trong tiểu vùng ĐTM đã phát triển hệ thống hạ tầng thủy lợi, ứng dụng công nghệ - khoa học vào sản xuất lúa mang lại thành tựu đáng kể về nông nghiệp. Nhưng nhìn chung lợi nhuận và thu nhập từ sản xuất lúa của nông dân không gia tăng, trong khi thách thức về kinh tế-xã hội và môi trường càng nhiều hơn...
Để phá "trần" nhằm giúp ĐTM cất cánh, giúp nông dân tăng giá trị sản xuất, TS Nhân cho rằng các tỉnh phải phát triển công nghiệp - dịch vụ nông nghiệp hơn là chỉ sản xuất nguyên liệu thô, bao trọn cả chuỗi cung ứng và tiêu thụ mặt hàng lúa gạo; xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu; gắn phát triển nông nghiệp với du lịch...
Theo báo cáo, trong giai đoạn 2010 - 2016, tổng diện tích gieo trồng và sản xuất lúa ở ĐTM tăng trung bình hằng năm là 2,7% về diện tích và 4,1% về sản lượng do mở rộng diện tích lúa thu đông và mức độ thâm canh tăng.
Được biết, Hội nghị xúc tiến đầu tư nói trên nằm trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm nông nghiệp công nghệ cao tiểu vùng ĐTM diễn ra từ ngày 24 - 29.11, tại công viên phường 3, TP Tân An, tỉnh Long An.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.