Đợt này các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đưa 1.500 sản phẩm, dịch vụ bao gồm tour du lịch, nhà hàng, khách sạn bán trên sàn thương mại điện tử và dự kiến sẽ tiếp cận từ 2-3 triệu du khách trong và ngoài nước.
Có 400 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tham gia bán sản phẩm du lịch trên sàn thương mại điện tử với nhiều mức ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn lên đến 90%.
Ngày 26/11, UBND TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Bưu điện tỉnh, Bưu chính Vietel chi nhánh Đắk Lắk tổ chức tập huấn đào tạo kỹ năng kinh doanh số trên sàn thương mại điện tử cho hộ sản xuất nông nghiệp.
Nhiều cán bộ Hội, Hội viên nông dân tại Bắc Kạn đã được bổ sung kiến thức, bước đầu tiếp cận sàn thương mại điện tử thông qua việc tổ chức các buổi tọa đàm, tập huấn về thương mại điện tử, từ đó mở ra cơ hội mới cho việc quảng bá các sản phẩm nông sản của tỉnh miền núi này.
Trong năm qua, Việt Nam ghi nhận thêm 4 triệu người tiêu dùng số, cũng là nước có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất trong khu vực với dự báo sẽ đạt 40 tỷ USD vào năm 2027...
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, chỉ trong 9 tháng năm 2022, Hội nông dân tỉnh Thanh Hóa đã hướng dẫn 1.053 hộ nông dân đưa 138 sản phẩm nông nghiệp lên sàn giao dịch thương mại điện tử.
Việc đẩy mạnh bán hàng qua các sàn thương mại điện tử đã mở ra nhiều cơ hội cho nông sản Việt. Thương mại điện tử được dự đoán sẽ là một ngành hàng xuất khẩu thế mạnh đứng thứ 5 tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới.
Nhãn lồng Hưng Yên vốn đã nổi tiếng với danh hiệu "đặc sản tiến Vua" từ bao lâu nay. Thứ quả ngọt lịm, thơm ngon ấy đã làm nức lòng biết bao thực khách gần xa. Ngày nay nhãn lồng không chỉ là thức quà thơm ngon của người dân Việt mà còn vườn tầm đến các thị trường khó tính như Châu Âu.
Ngày 18/8, Hội Nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) phối hợp cùng Bưu điện huyện tổ chức hội nghị giới thiệu, đưa sản phẩm nông nghiệp của huyện lên sàn thương mại điện tử.