Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, một số cơ sở chế biến đã tích cực đầu tư máy móc, công nghệ mới để có thể sản xuất phục vụ xuất khẩu như chè túi nhúng, chè Ô long… Năm 2011, tuy diện tích chè cả nước giảm khoảng 2,8% so với năm 2010 nhưng diện tích cho thu hoạch lại tăng 1,4% nên sản lượng tăng 6,5% (888,6 nghìn tấn).
|
Phần lớn đời sống người trồng chè chưa được cải thiện. |
Ông Đô cho rằng, sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè trong những năm qua đã có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, hiện tổ chức sản xuất của ngành còn nhiều bất cập. Hiện nay chè do các nông hộ quản lý chiếm 65% diện tích, quy mô sản xuất nhỏ, bình quân 0,3ha/hộ, năng suất thấp chỉ đạt khoảng 70-75% so với doanh nghiệp chè tổ chức trồng nguyên liệu. Trong khi đó, sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân còn hết sức lỏng lẻo, thiếu gắn bó lợi ích doanh nghiệp và người trồng chè. Hơn nữa, việc cấp giấy phép đầu tư tràn lan khiến cho tình trạng này vốn bất cập lại ngày càng bất cập.
Trong giai đoạn 2011-2015, ngành chè VN phấn đấu đưa sản lượng chè búp tươi lên 1 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu tăng ít nhất 2 lần so với năm 2010.
Ông Đoàn Anh Tuân - Chủ tịch Hiệp hội Chè VN cho rằng, người trồng chè hiện nay hoặc vì lợi trước mắt hoặc vì chưa có khả năng tái đầu tư, nên chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật trong canh tác, chưa chú ý đến chất lượng nguyên liệu. Hầu hết nông dân đều hái chè dài hoặc cắt bằng liềm, bằng máy hái cải tiến tăng khẩu độ. Vì thế, chất lượng sản phẩm sau chế biến chưa đảm bảo, cây chè bị khai thác đến kiệt quệ.
"Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ chủ động đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tổ chức hình thức sản xuất gắn với chế biến chè, kết hợp với vận động xây dựng nông thôn mới"- ông Tuân cho biết thêm.
Hữu Thông
Vui lòng nhập nội dung bình luận.