Sát nhân có hành vi của “quỷ”: Cái kết có hậu

Đàm Anh (Theo Bizarrepedia, Murderpedia) Thứ sáu, ngày 28/12/2018 03:55 AM (GMT+7)
Trong suốt 9 ngày diễn ra phiên xét xử, cô bé 11 tuổi luôn xuất hiện với thái độ bình tĩnh, chẳng hề run sợ hay hối hận và có những câu trả lời sắc sảo như người lớn cho đến phút cuối, những giọt nước mắt đầu tiên mới chảy ra sau khi nghe tòa tuyên án.
Bình luận 0
Mùa hè năm 1968, thị trấn nhỏ Scotswood, Newcastle, miền bắc nước Anh chìm trong tang thương. Chỉ trong vòng 2 tháng có 2 nạn nhân nhỏ tuổi bị giết một cách dã man. Vụ việc đã khiến cơ quan chức năng phải đau đầu, nhất là khi cảnh sát nghi ngờ thủ phạm cũng là một đứa trẻ. Sau nhiều tháng điều tra, bộ mặt kẻ sát nhân đã dần lộ diện trong sự ngỡ ngàng của nhiều người.

Phiên tòa gây chú ý

Ngày 5/12/1968, ngày đầu tiền của phiên tòa xét xử Mary Bell và Norma Bell đã diễn ra. Phiên tòa kéo dài 9 ngày thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Tại đây, người ta nhận thấy Norma là một cô bé đơn giản, thật thà, luôn khóc lóc tỏ ra sợ hãi và gần như lúc nào cũng đưa mắt nhìn về phía gia đình để tìm sự an ủi cảm thông.

img

Những bức ảnh hiếm hoi khi trưởng thành của sát thủ nhí ngày nào.

Trong khi đó, Mary thì trái ngược hẳn, cô bé 11 tuổi khá thông minh nhưng ma mãnh, quỷ quyệt.  Mary không hề khóc hay có bất cứ một dấu hiệu sợ hãi nào suốt những ngày diễn ra phiên tòa. Cô bé 11 tuổi luôn xuất hiện với thái độ bình tĩnh và có những câu trả lời sắc sảo như người lớn.

Cuối cùng thì 9 ngày xét xử cũng khép lại, bản án đã được tuyên. Norma Bell được tuyên bố vô tội nhưng sẽ bị gia đình quản chế trong vòng 3 năm. Còn về phần Mary Bell, cô bé được giảm nhẹ tình tiết do được nhận định là có bất ổn về thần kinh, không ý thức được hành vi của mình nhưng vẫn phải chịu mức án chung thân. Trong suốt phiên tòa, Mary chưa hề run sợ hay hối hận nhưng đến phút cuối khi tòa tuyên án, cô bé đã bật khóc rất lâu. Đây mới thực là giọt nước mắt của một đứa trẻ 11 tuổi.

Vì trường hợp của Mary là đặc biệt nên các nhà chức trách không thể giam cô bé ở trong nhà tù thông thường, cũng không thể cho cô vào trong bệnh viện thần kinh vì sợ sẽ gây nguy hiểm đến trẻ em khác. Cuối cùng họ quyết định giam giữ cô bé trong một trường giáo dưỡng dành cho trẻ vị thành niên mà hầu hết toàn là nam. Đây là nơi mà an ninh được bảo mật tuyệt đối.

Đứng đầu trường giáo dưỡng này là một cựu Hải quân Anh dày dạn kinh nghiệm và có tinh thần thép. Ông đã thay vị trí của người cha người cha người mẹ để uốn nắn dạy dỗ và định hướng cho Mary trong những năm tháng bị giam.

Cái kết có hậu

Ngày 14/5/1980, sau những năm cải tạo tốt, lệnh ân xá đã được trao cho Mary Bell. Sát thủ nhí  ngày nào được tự do ở tuổi 23. Cô đã ra ngoài và tìm nhiều công việc khác nhau để sống. Cô cũng bắt đầu hẹn hò và lấy chồng. Có thể môi trường nhà tù đã thay đổi hoàn toàn con người của Mary trước đây, không còn một Mary ác quỷ, hạt giống xấu với suy nghĩ lệch lạc và vô cảm trước cuộc sống.

Bốn năm sau khi ra tù, Mary Bell lần đầu làm mẹ như bao phụ nữ bình thường khác. Lúc này cô mới thực sự thấm thía nỗi đau mà mình từng gây ra cho các nạn nhân và gia đình họ trước đây.

Để đảm bảo cho Mary có một cuộc sống yên ổn, tránh được những búa rìu dư luận về tội ác trong quá khứ, năm 2003, các nhà chức trách đã vào cuộc và sắp đặt cho Mary một thân phận mới, cuộc sống mới ở một nơi không ai biết. Cuối cùng, mong ước lớn nhất của Mary là được cùng con gái sống một cuộc sống bình thường cũng đã trở thành hiện thực. Danh tính, nơi ở của Mary được giữ bí mật tuyệt đối cho đến tận ngày nay.

(Hết)

---------------------------------------

Mời quý vị đón đọc phần tiếp theo Kỳ án thế giới 4h ngày 29/12/2018.

Sát nhân có hành vi của “quỷ”: Tuổi thơ đòn roi, lạm dụng của đứa trẻ ma mãnh

Theo các chuyên gia tâm lý, tất cả hành vi và suy nghĩ của Mary Bell bắt nguồn từ chính cuộc sống mà cô bé phải trải qua.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem