Sau khi chế biến cá, người phụ nữ bị nhiễm khuẩn phải cắt bỏ cả bàn tay

Thứ bảy, ngày 25/09/2021 06:33 AM (GMT+7)
Theo báo chí Đài Loan đưa tin, một người phụ nữ ngoài 40 tuổi đã vô tình bị vảy cá đâm vào tay trái khi đang sơ chế cá sống. Vài giờ sau, vết thương nhỏ này phát triển thành viêm cân hoại tử.
Bình luận 0

Sau khi đến bệnh viện kiểm tra, người này được chẩn đoán là nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus, rất may là bệnh nhân đã bình phục và xuất viện sau khi cắt cụt chi và điều trị kháng sinh.

Lin Jixian, bác sĩ điều trị tại Khoa Y tế Cấp cứu và Chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện Changji (Đài Loan) cho biết, một khi người bình thường bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus, họ có thể gặp các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, rất dễ lây nhiễm và xâm nhập vào máu, có thể gây sốt, ớn lạnh, phồng rộp và hoại tử ở bàn tay và bàn chân, lan rộng vết thương, thậm chí sốc nhiễm trùng, với tỷ lệ tử vong lên đến 50%.

 Người phụ nữ bị vi khuẩn ăn cụt bàn tay chỉ sau vài giờ từ vết xước do vảy cá gây ra, bác sĩ đưa ra 6 lời khuyên để ngăn ngừa bị nhiễm bệnh - Ảnh 1.

Vi khuẩn Vibrio vulnificus

6 lưu ý để phòng chống lây nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus

Tiến sĩ Xie Beiyou, Phó trưởng Khoa Y tế Cấp cứu và Chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện Changji (Đài Loan), nhắc nhở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng miễn dịch, bao gồm cả những người mắc bệnh gan tiềm ẩn, cần đặc biệt chú ý đến việc phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus.

Mọi người cần lưu ý 6 nguyên tắc phòng chống lây nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus sau:

- Không ăn hàu và các động vật có vỏ khác khi chưa được nấu chín kĩ. Thời gian nấu tối thiểu là 3 phút.

- Không trộn hoặc để chung hải sản sống với các loại thực phẩm khác để tránh lây nhiễm chéo.

- Hải sản có vỏ nên được ăn ngay sau khi nấu chín.

 Người phụ nữ bị vi khuẩn ăn cụt bàn tay chỉ sau vài giờ từ vết xước do vảy cá gây ra, bác sĩ đưa ra 6 lời khuyên để ngăn ngừa bị nhiễm bệnh - Ảnh 2.

Khi sơ chế hải sản tươi sống, cần đeo găng tay

- Tránh để các vết thương trên cơ thể tiếp xúc trực tiếp với nước biển.

- Khi sơ chế hải sản tươi sống, cần đeo găng tay.

- Khi đi biển, tránh đi chân trần trên cát để không bị thương khi bước bên vỏ sò hoặc đá.

Ngoài ra, nếu bạn bị hải sản đâm hoặc vết thương tiếp xúc với nước biển và sau đó xuất hiện các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, mẩn đỏ, sưng và đau ở vùng bị ảnh hưởng, bạn phải đi khám càng sớm càng tốt.

Tít bài do tòa soạn đặt

Theo gia đình (https://giadinh.net.vn/)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem