Sau khi “hóa kiếp” công viên ở TP.HCM thành quảng trường, cả chục cây cổ thụ chết khô

PHÙNG LÂM Thứ bảy, ngày 30/11/2019 14:55 PM (GMT+7)
Sau 2 năm được bê tông hóa, cả chục cây dầu, lim xẹt cổ thụ tại công viên ở Sài Gòn bất ngờ chết khô khiến nhiều người tiếc nuối.
Bình luận 0

img

Năm 2017, UBND quận 5, TP.HCM cho bê tông hóa Công viên Văn Lang để làm quảng trường, sân khấu nhạc nước. Sau khi đưa vào hoạt động, nơi  đây đã thành điểm sinh hoạt văn hóa thu hút đông đảo người dân đến tập thể dục, vui chơi, giải trí…

img

Thời gian gần đây cả chục cây dầu, lim xẹt cổ thụ có biểu hiện rụng lá sau đó lần lượt chết khô.

img

Từ khi “hóa kiếp” công viên thành quảng trường, thay thảm cỏ xanh thành bê tông các cây cổ thụ lần lượt rụng lá và chết dần.

img

Dọc theo công viên, hàng loạt cây cổ thụ vài chục tuổi đời đang héo lá. Điều đáng nói là chỉ những cây cổ thụ ở trong lòng công viên mới xảy ra tình trạng chết khô, riêng cây nằm ở rìa công viên, dọc đường An Dương Vương vẫn xanh tốt.

img

Bê tông bao phủ khắp khuôn viên. Các cây chưa chết cũng èo uột, còn lưa thưa các tán lá, nhánh khô nhiều hơn.

img

Khu vực các gốc cây dầu, lim xẹt cổ thụ được “bảo vệ” bởi bê tông vây quanh

img

img

Những cây cổ thụ 2 năm trước phát triển xanh tươi thì nay chỉ còn khẳng khiu thân với cành và đang chết khô.

img

Nhiều cây chết khô, vỏ cây rớt xuống công viên.

img

Trước tình trạng cây chết hàng loạt sau khi công viên được “hóa kiếp” thành quảng trường, từ giữa năm 2018 UBND quận 5 đã đưa ra một loạt giải pháp “giải cứu” cây xanh tại công viên này như mở rộng thêm đường kính 1m2 ở các bồn xung quanh gốc cây, đồng thời tăng cường bón phân, tưới nước. Ngoài ra, đơn vị chức năng cũng sử dụng giải pháp truyền dịch dinh dưỡng cho cây nhưng sau đó đã có hàng loạt cây bị đốn hạ vì chết khô.

img

Nhiều cây được trồng lại để thay thế các cây đã chết có biểu hiện héo lá. Vào buổi chiều mỗi ngày, nhiều người lui tới công viên tập thể dục, đa số là học sinh và người lao động như xe ôm, bán vé số… vui chơi, nghỉ mát. Thế nhưng, do các tán cây thưa dần nên nắng rọi thẳng xuống mặt sân bê tông, hắt lên hơi nóng rát. Nhiều hàng ghế tại công viên cũng trơ trọi, không có người ngồi vì nắng nóng.

img

Rất nhiều cây xanh mới được trồng để thay thế cây đã chết. “Nhìn cây cổ thụ chết và bị đốn hạ tôi rất tiếc. Để nuôi được một cây xanh cao lớn như vậy, phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền của. Vậy mà…”, chị Nguyễn Thị Lan ngụ quận 5 chia sẻ.

img

“Công viên này trước đây mát lắm. Giữa trưa nhưng ra đây ngồi vẫn mát vì bóng cây tỏa kín khắp. Giờ thì vào buổi chiều nắng vẫn rát vì nhiều cây đã chết và đã bị chặt bỏ. Một công viên không thể không có thảm cỏ và cây xanh. Mong cơ quan chức năng khôi phục lại và ngăn chặn hiệu quả sự chết dần của những cây đang ngày càng suy yếu”, anh Lê Ngọc Tân ngụ quận 5 nói.

Đang “trảm” hàng cây cổ thụ trên con đường đẹp nhất Sài Gòn

Hàng cây cổ thụ 100 tuổi ở tuyến đường đẹp nhất Sài Gòn đang được di dời, đốn hạ để giao mặt bằng thi công cầu...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem