Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ngày 3/1, GS Trần Quang Hải đã gặp gỡ báo PV Dân trí để chia sẻ những quyết định quan trọng của ông về việc thực hiện di nguyện của GS-TS Trần Văn Khê đã có những thay đổi ngoài dự kiến.
GS Trần Quang Hải đang có mặt tại TPHCM. Lần đầu tiên GS Hải chính thức lên tiếng về vế vấn đề thực hiện di nguyện của cha và tham gia hội thảo chầu văn tại thành phố Nam Định.
Lý do đành từ bỏ 2 dự án theo di nguyện của cha
Cụ thể sự việc, GS Trần Quang Hải cũng đã trình bày trong thư ngỏ gửi đến cho những thành viên trong Ban tang lễ Trần Văn Khê, nội dung thư ngỏ như sau:
“Thư ngỏ gởi cho những vị của ban tang lễ Trần Văn Khê
Sài Gòn 1.1.2016
Trong thời gian qua từ ngày tưởng niệm 100 ngày cha tôi quá vãng, tôi đã suy nghĩ nhiều về việc thành lập quỹ Trần Văn Khê (Q-TVK) và việc thỉnh nguyện chuyển ngôi nhà 32 Huỳnh Đình Hai trở thành trung tâm Trần Văn Khê (TT-TVK). Sau cùng tôi lấy quyết định từ bỏ hai dự án trên vì những lý do sau đây:
1. Việc thành lập Q-TVK rất khó thực hiện được vì tôi là người nước ngoài, có rất nhiều trở ngại để lo việc quản lý trực tiếp Quỹ này một cách chu đáo. Q-TVK sẽ phải gặp nhiều khó khăn về phương diện thủ tục hành chánh và tài chánh. Q-TVK cần phải có trụ sở nhất định, và phải có một ngân khoản thường trực để trang trải mọi chi phí không thể tránh được. Hiện giờ Q-TVK chỉ có một ngân khoản trị giá 700 triệu đồng Việt-Nam trích từ tiền phúng điếu cố Giáo Sư Trần Văn Khê. Tư gia của cố Giáo Sư, ngôi nhà số 32 đường Huỳnh Định Hai, dù có triển vọng sẽ được dùng làm trụ sở vĩnh viễn cho TT-TVK, nhưng tương lai của dự định này chưa biết sẽ đi tới đâu và trong thời gian nào.
2. Tôi có nhận được thơ của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch chấp nhận việc thành lập TT-TVK ở ngôi nhà 32 Huỳnh Đình Hai. Nhưng tôi phải liên lạc với Ủy ban Văn hóa thành phố thường xuyên để giải quyết những thủ tục cần thiết của ủy ban này. Vì định cư ở nước ngoài, tôi không thể có mặt thường xuyên tại Việt Nam để đảm trách việc này. Về phương diện tài chánh, với số tiền hưu trí rất khiêm nhường của tôi tại Pháp, tôi không đủ khả năng phụ trách vấn đề tài chánh mà TT-TVK sẽ đòi hỏi. Vì vậy, tôi rất tiếc phải quyết định từ bỏ việc thành lập trung tâm Trần Văn Khê.
3. Sau đây là ý kiến tôi muốn đề nghị để kết thúc một cách tốt đẹp việc liên hệ đến cha tôi, cố Giáo Sư Trần Văn Khê. Số tiền phúng điếu hiện đang còn sẽ được phân chia một cách minh bạch cho:
Giải thưởng Trần Văn Khê (nếu tổ chức sẽ được hoàn tất,)
Anh Nguyễn Tri Triết để lo việc cúng bái bàn thờ Trần Văn Khê tại Vĩnh Kim
Quà tặng những nghệ sĩ nghèo ở nhà dưỡng lão nghệ sĩ quận 8
Quà tặng cho nghĩa trang nghệ sĩ
Quà tặng cho những cây đại thụ của nền cổ nhạc hiện sống trong túng thiếu.
Tôi mong những vị trong ban tang lễ sẽ chấp nhận đề nghị của tôi để cho việc này được hoàn thành tốt đẹp.
Tôi xin thành thật cám ơn tất cả quý vị trong ban tang lễ đã bỏ rất nhiều thời giờ quí báu giúp gia đình chúng tôi lo việc tang lễ của cha chúng tôi một cách thật chu đáo và long trọng.
Lá thư này sẽ được gởi cho tất cả những người trong ban tang lễ để thông tin và được thỉnh ý của quý vị.
Trân trọng
GS-TS Trần Quang Hải.
Trưởng nam cố GS-TS Trần Văn Khê.”
Sau khi thư ngỏ của GS Trần Quang Hải được gửi cho các thành viên trong ban tang lễ. Chúng tôi có hỏi thêm từ nhà nghiên cứu (NNC) Nguyễn Đắc Xuân, người phụ trách ban tang lễ cùng với GS Hải. Về sự việc này, NNC Nguyễn Đắc Xuân cho biết: “GS Trần Văn Khê có di chúc đề nghị tôi sẽ tham gia vào những việc trên, nhưng tôi cũng đã lớn tuổi và không ở TPHCM, nên tôi chỉ lo được việc tang lễ, còn Q-TVK đó tôi có nhờ anh Hải và những thành viên trong gia đình cùng những người trong Ban tang lễ tại thành phố lo giúp.
Hôm nay GS Trần Quang Hải cho biết vì những khó khăn khó vượt qua nên đã có ý kiến sử dụng số tiền để lập quỹ cho một số việc khác (theo thống kê cụ thể). Về việc này, anh Hải có trách nhiệm lớn nhất và tôi rất hoan nghênh. Nhưng nếu được, tôi đề nghị trích 200 triệu trong 700 triệu đó để giúp xuất bản một số công trình về dân tộc nhạc học của các nhà nghiên cứu có công trình mà không có tiền xuất bản theo mong muốn của GS Trần Văn Khê. Với 200 triệu đó GS Trần Quang Hải và Ban tang lễ sẽ thành lập một hội đồng để quản lý và thông báo trên báo chí để các nhà nghiên cứu biết, kêu gọi họ gửi bản thảo đến để mình xét duyệt, tài trợ. Đây là mong muốn của thầy Khê”.
Và theo chia sẻ từ GS Hải, ông cũng hoàn toàn đồng ý với ý kiến của NNC Nguyễn Đắc Xuân.
Buồn vì di nguyện của cha không được thực hiện
Chia sẻ về việc tạm ngưng những hoạt động trên do không có người quản lý tại Việt Nam, GS Trần Quang Hải cũng nói, ông cảm thấy rất buồn vì không thể hoàn thành tâm nguyện của cha, bởi thực tế có nhiều việc đã vượt khỏi khả năng mà ông có thể làm.
GS Hải cũng cho biết thêm, ông không thể ủy quyền cho em trai ông là Kiến trúc sư (KTS) Trần Quang Minh thay mặt thực hiện những việc trên tại Việt Nam, vì hiện tại KTS Trần Quang Minh đã thực hiện những việc trái với di nguyện của cha.
Như thông tin một số báo đã đưa ra trước đó, ngày 26/12/2015 vừa qua, KTS Trần Quang Minh đã mang hài cốt của GS Trần Văn Khê từ nhà riêng tại TP.HCM tới an vị tại Linh Hoa Tuệ Đàn, thuộc Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương. Việc này được thực hiện dưới sự ủy thác của các con gái của cố GS Trần Văn Khê tại Pháp, nhưng đã không thông qua GS Trần Quang Hải và các thành viên trong ban tang lễ.
GS Trần Quang Hải cho biết, ông cảm thấy buồn vì theo di nguyện của cha trước khi mất, hài cốt sẽ được mang về Vĩnh Kim (Tiền Giang), bên cạnh mộ phần của cha mẹ và dòng tộc bao đời nay vẫn ở đó. Tuy việc mang hài cốt của cha ông về Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương, có một không gian thờ phượng và tưởng niệm để phục vụ cho những cuộc giao lưu về giáo sư Khê và những nghiên cứu âm nhạc dân tộc cũng là một ý tốt, nhưng không phù hợp với điều cha ông khi còn sống mong muốn. Ngoài ra, GS Trần Văn Khê đã có thời gian sống và làm việc tại TPHCM trong những tháng ngày còn lại của cuộc đời nhưng không có nơi để tưởng nhớ GS tại đây là điều đáng tiếc.
Chia sẻ về việc này, nhà nghiên cứu (NNC) Nguyễn Đắc Xuân cho biết: “Theo tôi, không ai đồng ý để mang hài cốt của thầy về Bình Dương, nhưng chúng ta phải làm cái có thể chứ không thể làm điều chúng ta muốn. Trần Quang Minh đang thờ ở đó dù không hỏi ai nhưng mọi người cũng lặng lẽ để ông thực hiện. ít ra cũng có một số người không ở trong Ban tang lễ nhưng có liên hệ thân thiết với thầy Khê ủng hộ.
Dù sao thờ thầy ở Nghĩa trang Hoa viên Bình Dương cũng tốt hơn để thờ ở nhà riêng của người con thường có cuộc sống trái ý thầy. Tôi chỉ muốn nói ý nghĩ của mình, chuyện thờ GS Trần Văn Khê có bình tro cốt rất ý nghĩa, nhưng cũng có biết bao nhiêu nhà thờ các danh nhân không hề có bình tro cốt nào mà vẫn được linh thiêng, trân quý. Điều quan trọng là tấm lòng của những người yêu kính Trần Văn Khê.
Không những thờ GS Trần Văn Khê ở Vĩnh Kim, ở Hoa viên nghĩa trang Bình Dương, tất cả những nơi nào quý trọng dân tộc nhạc học, quý trọng người đã dày công nghiên cứu âm nhạc dân tộc Việt thì vẫn có thể lập bàn thờ để thờ Trần Văn Khê. Đã quá buồn về những việc bất như ý sau lễ tang GS Trần Văn Khê, nay không nên xới xáo một việc gì nữa. Càng xới xáo những việc không ở trong tay mình càng làm đau lòng người đã mất mà thôi.”
Hiện tại, GS Trần Quang Hải đang có mặt tại Việt Nam để tham gia hội thảo quốc tế về hát chầu văn cho hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại do Viện nghiên cứu văn hóa và nghệ thuật được tổ chức tại thành phố Nam Định. Sau đó ông cũng sẽ quay về Pháp tiếp tục công việc của mình.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.