Chuyện sinh nở thời cổ đại: Sự sống và cái chết chỉ cách nhau 1 tờ giấy mỏng

Thanh Yên Thứ hai, ngày 21/11/2022 19:31 PM (GMT+7)
Câu trả lời của các bà mẹ thường thường vô cùng đa dạng, nào là “Có người mang tới cho”, “Từ cây mọc ra”, đương nhiên còn có câu trả lời kinh điển nhất là: “Lượm bên vệ đường”. Thực tế thì câu “Lượm bên vệ đường” này cũng có căn cứ lịch sử đấy.
Bình luận 0

Bắt đầu từ thời Tần Hán, việc sinh con bị xem là huyết quang tai ương (tai nạn đổ máu), việc sinh đẻ “dơ bẩn” trở thành điều cấm kỵ trong nhà. Nên khi các sản phụ sắp tới kỳ sinh nở, họ sẽ chạy ra ven đường, thậm chí bên cạnh các khu mộ, đắp một cái lều cỏ để ở đến khi sinh con xong.

Cái lều cỏ nhỏ bé mà vĩ đại đấy đã trở thành “phòng sinh”“Trung tâm chăm sóc bà mẹ và trẻ sau sinh” sớm nhất trong lịch sử.

Chuyện sinh nở thời cổ đại: Sự sống và cái chết chỉ cách nhau 1 tờ giấy mỏng - Ảnh 1.

Các sản phụ phải dọn ra các lều cỏ ven đường, ven mộ để đợi sinh con.

Ở trong lều cỏ này, các sản phụ sẽ chờ sinh, cho đến tận lúc sinh con ra họ cũng sẽ ở trong này ở cữ và mãi tới khi xử lý xong các việc “không sạch sẽ” này, họ mới được về nhà.

Về chuyện này, trong sách Luận Hành Tứ Huý của mình, Hán Vương Sung cũng có viết: Nhà có sản phụ, cực kì kiêng kị, phải ra sống trong nhà gần mộ hoặc vệ đường, vừa qua tháng là phải vào đó, chờ xong kiêng kị mới được trở về nhà.

Có những người phụ nữ mang thai nhiều lần, nhưng sinh con ra không phải bị chết non thì là dị dạng thì sẽ bị xem là điềm xấu. Khi họ mang thai lần nữa sẽ phải đi vào nhà bếp, lều gia súc, ruộng, hoặc vùng bờ hồ vắng người để ở.

Chính vì thế, các bà mẹ thời cổ đại sẽ sinh con ngoài đường, sinh xong mới nhặt con mình về nhà… Cái câu “nhặt ngoài đường về” không phải là không cơ sở đâu nhé.

Thế nhưng vẫn còn một chuyện rất quan trọng, đó chính là phòng sinh thời cổ chỉ có hai món hỗ trợ là nước ấm và kéo, sau khi sinh xong, bà đỡ chỉ cần nói một câu “mẹ tròn con vuông” là xem như xong hết mọi chuyện, nhưng trong quá trình đó rốt cuộc đã xảy ra những chuyện gì?

Đầu tiên, các sản phụ sẽ phải uống thuốc thúc sinh

Chuyện sinh nở thời cổ đại: Sự sống và cái chết chỉ cách nhau 1 tờ giấy mỏng - Ảnh 2.

Trước khi sinh các sản phụ phải uống một chén thuốc có tác dụng thúc sinh.

Trước khi sinh con, các sản phụ sẽ phải uống một chén thuốc thúc sinh. Chén thuốc này được nấu từ nguyên hoa và phấn hoa ngô đực. Cái trước là độc cái sau tính hàn, đều có tác dụng tháo dạ.

“Nguyên hoa có công dụng trợ sản, phá thai”, “Phấn ngô đực chữa kinh nguyệt, trị thai khó sinh” – trích Bản thảo cương mục.

Cũng có người dùng viên thuốc thúc sinh, thành phần chính là lông thỏ đốt thành tro, ướp thêm rượu vo thành viên. Có người thì lại nuốt tóc hoặc uống nước tro.

Nghe chừng thì có vẻ vô lý, nhưng nguyên lý thì rất rõ ràng đấy: Đầu tiên là ép các sản phụ phải ói, rồi thông qua việc buồn nôn tạo áp lực lên bụng, từ đó đạt được mục đích thúc sinh.

Trong không ít phim truyền hình chúng ta thường xem, những cảnh sinh nở được miêu tả là sản phụ mặt mày tái nhợt nằm trên giường, mọi người vây chung quanh hô to cố lên các kiểu. Nếu đây là đại hội thể thao thì không thành vấn đề, nhưng để sinh con thì đã sai hoàn toàn rồi.

Chuyện sinh nở thời cổ đại: Sự sống và cái chết chỉ cách nhau 1 tờ giấy mỏng - Ảnh 3.

Vào thời cổ đại, hầu như không áp dụng cách sinh nằm như hiện nay.

Vậy tư thế sinh con thời cổ đại thật ra thế nào?

Trong phong sinh trừ sản phụ thì chỉ có ít nhất hai người đỡ đẻ, sản phụ sẽ được đỡ thẳng người lên. Không sai, đây là tư thế sinh con chính thức thời cổ, chứ không phải nằm như chúng ta vẫn lầm tưởng.

Tại sao vậy?

Bởi vì những người thời xưa dường như đã đoán trước được hết thảy, họ mượn dùng lực hút của trái đất, để giúp đỡ các bé con cất tiếng khóc chào đời, nhờ tư thế đứng này mà tỷ lệ khó sanh được giảm thiểu hẳn.

Chuyện sinh nở thời cổ đại: Sự sống và cái chết chỉ cách nhau 1 tờ giấy mỏng - Ảnh 4.

Thay vào đó các sản phụ sẽ được dựng thẳng người dậy, cách này cũng được người Nhật áp dụng.

Cách sinh thẳng này có bốn kiểu: ngồi, đứng, quỳ và ngồi chồm hổm. Trong đó đa phần là sinh ngồi.

Vì tư thế này có thể giúp sản phụ giảm bớt sức lực cho việc đứng thẳng người, tránh trường hợp sản phụ kiệt sức khuỵ gối té xuống,... gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Còn về sinh đứng thì động tác có thể nói là khá mạnh bạo. Cần ít nhất hai người đỡ đẻ, một người sẽ đứng sau ôm lấy sản phụ, một người khác quỳ ở đằng trước, để chuẩn bị đỡ đứa trẻ vừa ra đời bất kì lúc nào.

Chuyện sinh nở thời cổ đại: Sự sống và cái chết chỉ cách nhau 1 tờ giấy mỏng - Ảnh 5.

Quần thể tượng thể hiện việc sinh nở của các sản phụ thời xưa.

Còn có trường hợp sẽ đu trên xà nhà. Như trong sách Thập Sản Luận của Dương Tử Kiến thời Bắc Tống có viết: Thường dùng một đoạn vải dài treo từ trên cao xuống, để sản phụ vươn tay nắm lấy, tư thế giống tư thế đu xà đơn, hai chân khuỵ xuống, thả lỏng sản đạo, để có thể sinh sản dễ dàng hơn.

Bình thường một ca sinh nở thời cổ đại kéo dài từ 12-14 tiếng, để sinh ra một đứa con, các sản phụ không khác gì phải chạy vài chục vòng Marathon cả.

Nhưng đó còn chưa phải điều kinh khủng, bởi vì còn một trường hợp nữa – khó sinh.

Do các vấn đề như sản đạo quá hẹp, bé quá lớn kèm theo hoàn cảnh và tình trạng vệ sinh thời bấy giờ, các sản phụ thường sẽ phải chịu đựng cơn đau khoảng một đến hai ngày, trường hợp bất hạnh sẽ xuất hiện tình trạng rách vùng dưới và rong huyết,... Thậm chí nếu sinh ra được thì vẫn có nguy cơ chết non.

Mà dù là tới tận thời đại ngày nay, những nguy cơ tiềm ẩn khi sinh con vẫn chưa hoàn toàn biến mất, câu nói “Mỗi lần sinh con, như đi đạo một vòng qua quỷ môn quan” vẫn chưa hề thay đổi.

Chính vì thế mỗi một người mẹ đều vô cùng vĩ đại, từ khi mang thai cho tới khi sinh con ra, họ đã trải qua những nỗi đau đớn và nguy cơ khó thể tưởng tượng, họ đã liều mạng để có thể giúp chúng ta nhìn thấy thế giới này.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem