Lần đầu tiên được nhắc đến trong những năm 1960, Rockwell B-1 Lancer được kỳ vọng trở thành máy bay ném bom siêu âm có khả năng đạt tới tốc độ Mach 2, nhanh gấp 2 lần vận tốc âm thanh. Không những vậy, chiếc máy bay này còn phải vượt qua được phạm vi hoạt động cũng như tải trọng khổng lồ mà những chiếc B-52 Stratofortress của Boeing đang nắm giữ.
Máy bay ném bom B-1B Lancer bay trên biển Thái Bình Dương.
Quá trình chế tạo B-1 Lancer nhiều lần bị trì hoãn do sự thay đổi trong chính sách quân sự của Mỹ. Chính vì lẽ đó, phiên bản B-1A được ra đời đầu những năm 1970 đã không được đưa vào sản xuất hàng loạt nên chỉ có duy nhất 4 nguyên mẫu ra đời.
Đến đầu những năm 1980, Rockwell B-1 Lancer lại trở thành tiêu điểm với phiên bản B-1B, sở hữu khả năng ném bom khi bay ở độ cao thấp. Năm 1986, B-1B chính thức biên chế trong Không quân Mỹ với vai trò chiến lược, chuyên trách ném bom hạt nhân. Tuy nhiên, những năm 1990, B-1B Lancer được chuyển đổi mục đích sử dụng để ném các loại bom thông thường, với lần đầu tham chiến trong chiến dịch Cáo sa mạc năm 1998 và cuộc chiến ở Kosovo năm 1999.
Tuy góp phần tích cực vào các hoạt động của Mỹ trong 2 cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq nhưng B-1B Lancer rất hiếm khi được nhắc tên. Dù vượt trội hơn máy bay cận âm B-52 Stratofortress về vận tốc nhưng B-1B Lancer yếu thế hơn rất nhiều so với B-2 Spirit của tập đoàn chế tạo vũ khí Northrop Grumman về khả năng tàng hình.
Máy bay ném bom chiến lược B-1A Lancer.
Dù sở hữu những khả năng khá vượt trội nhưng sự ra đời “nhầm thời điểm” của B-1B Lancer khiến nó không được chú ý. Ngay cả lợi thế luồn sâu vào lòng địch nhờ bay siêu âm ở tốc độ thấp của B-1B Lancer cũng bị máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2 Spirit dễ dàng qua mặt. Nó khiến B-1B Lancer trở nên yếu thế trong Không quân Mỹ.
Trong chiến tranh hiện đại, vận tốc mà những chiếc máy bay ném bom B-1B Lancer sở hữu hoàn toàn không phải lợi thế trước các loại tiêm kích phản lực siêu âm đang phổ dụng khắp thế giới. Giống với người tiền nhiệm B-1A Lancer bị thất thế trước MiG 25 Foxbat của Liên Xô, B-1B Lancer cũng bị rất nhiều tiêm kích phản lực vượt mặt. Đó là lý do khiến loại máy bay ném bom siêu âm này của Mỹ không thể nổi danh.
Tuy không gặp thời nhưng khó lòng phủ nhận những ưu việt của loại máy bay B-1 Lancer. Trong phiên bản đầu tiên, B-1A Lancer có khả năng bay với vận tốc Mach 2, tương đương 2.450 km/h. Ra đời muộn hơn nhưng B-1B Lancer chỉ có khả năng bay với vận tốc Mach 1,25 nhưng bù lại, nó có khả năng ném bom ở độ cao thấp cùng với tải trọng lý tưởng, lên tới 216.400 kg.
Khoảnh khắc B-1B Lancer phá rào âm thanh.
Tùy điều kiện hoạt động, cánh của B-1 Lancer có khả năng duỗi thẳng hoặc xếp chéo, giúp máy bay trở nên linh động trong tác chiến. Bên cạnh đó, 4 động cơ phản lực đẩy cho phép chiếc máy bay B-1B Lancer di chuyển nhanh hơn vận tốc Mach 1,25 nhưng phi công được khuyến cáo bởi nó gây gại tới cấu trúc thân máy bay và cửa hút gió của động cơ.
Trên thực tế, nếu bay ở độ cao 15 km, B-1B Lancer có thể bay với vận tốc 1.340 km/h. Trong khi đó, ở độ cao 61 – 100m, B-1B Lancer vẫn có thể bay với vận tốc Mach 0,92, tương đương 1.100 km/h. Với phi hành đoàn 4 người, bao gồm chỉ huy, phi công và chuyên gia vũ khí, B-1B Lancer có thể hoạt động hiệu quả với 56.700 tấn vũ khí. Phạm vi hoạt động của B-1B Lancer đạt 12.000 km với bán kính chiến đấu đạt 5.544 km. Trần bay của B-1B Lancer đạt 18 km.
Thiết kế B-1 Lancer.
Theo các nguồn tin, Không quân Mỹ chỉ sở hữu 4 chiếc B-1A Lancer nhưng có tới 100 chiếc B-1B Lancer. Chỉ 2 cơ sở của không quân Mỹ được biên chế B-1B Lancer với trị giá 283,1 triệu USD/chiếc (tính theo giá trị năm 1998). Không quân Mỹ cho biết, B-1B Lancer sẽ tiếp tục được sử dụng cho tới thập niên 30 của thế kỷ này, với phiên bản mới của B-1 Lancer được ra mắt trong thập kỷ tới.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.