Thiết kế kỹ thuật
Tăng chủ lực
Oplot-M (T-84 Oplot-M) của Ukraine là
phiên bản nâng cấp của T-84 Oplot được phát triển từ T-80UD, loại xe vốn dựa
trên T-80 có từ thời Liên Xô. Kiểu dáng xe tăng nhìn bề ngoài khá giống với
T-80 nhưng đã được thay đổi kiểu cách tháp pháo hàn, hình hộp giống phương Tây
khác với tháp pháo tròn truyền thống.
Xe tăng chủ lực T-84 Oplot-M của quân đội Ukraine. Ảnh: Army-technology
Động cơ của T-84
Oplot-M giống với phiên bản T-80UD không sử dụng động cơ tuốc bin khí mà sử
dụng động cơ diesel 12 xilanh 6TD-2. T-84 Oplot-M
được trang bị giáp bảo vệ binh sĩ có khả năng chống lại mìn nổ được đặt dưới
thân xe lên tới 10 kg thuốc nổ TNT hoặc dưới đáy khoang điều khiển xe lên đến 4
kg TNT.
Trong khi đó, T-90 của Nga được
phát triển dựa trên xe tăng T-72 của Liên Xô cũ. Tuy nhiên một số chi tiết kỹ
thuật của các mẫu tăng T-80 vẫn được áp dụng cho thiết kế tăng T-90 chẳng hạn
như động cơ diesel và các loại súng chính giống với T-80UD.
Tăng T-90 vẫn giữ thiết kế tháp
pháo tròn thấp nằm chính giữa thân xe, đầu xe dốc nhỏ giống với T-72B. So về
thiết kế giáp bảo vệ T-90 được đánh giá là loại xe tăng chiến đấu được bảo vệ
tốt nhất hiện nay với lớp áo giáp Kontakt-5 có thể chống được hơn 10 kg chất
nổ.
Vũ khí trang bị
T-84 Oplot-M có vũ khí chính gồm pháo nòng trơn 125 mm KBA3 nạp 43 viên
hoạt động quay vòng 360 độ, súng đại liên phòng không 12,7mm KT-12.7 với chế độ
hoạt động tự động hoặc thẳng đứng theo hướng máy bay. Ngoài ra, T-84 Oplot-M
còn có súng đại liên đồng trục 7,62mm KT-7.62 có tốc độ bắn 700-800 viên/phút.
T-84 Oplot được thiết kế mới và tính cơ động cao. Ảnh: Army-technology
Xe có cơ chế nạp đạn tự động, với
40 đầu đạn và thuốc phóng, 28 đầu đạn đặt trong máy nạp đạn tự động, bao gồm
các loại đạn xuyên động năng, hiệu ứng nổ lõm, đạn mảnh, và tên lửa laser phóng
từ nòng pháo có thể diệt mục tiêu từ 5 km và có đầu đạn 2 lớp vô hiệu hóa giáp
phản ứng nổ của các loại tăng như T-90. Tên lửa của xe cũng có thể diệt trực
thăng.
Còn tăng chủ lực T-90 cũng được
trang bị pháo nòng trơn 125mm với sự tăng cường độ chính xác, đồng trục với
pháo là súng máy 7,62mm (PKT hoặc PKTM) và súng phòng không 12,7mm (NSVT-12,7
hoặc KORD).
Hệ thống nạp đạn trên T-90 cũng
theo dạng tự động, thời gian nạp đạn nhanh với hiệu suất 1 viên/4-5 giây. Nhưng
ổ quay chứa tối đa đạn 22 viên, ít hơn so với T-84 Oplot-M. Song loại đạn ghém
HE-FRAG, cũng như bom phóng hẹn giờ và tên lửa chống tăng ATGM loại 9M119 Refleks của T-90 có thể
giúp chống bộ binh, bắn xuyên giáp và trực thăng rất hiệu quả.
Tính cơ động
Tuy hệ thống vũ khí của T-90 nhỉnh
hơn một chút so với T-84 Oplot-M nhưng xét về tính cơ động thì T-84 Oplot-M lại
được đánh giá cao hơn T-90. T-84 Oplot-M được trang
bị động cơ diesel 6TD-2 1.200 mã lực, có thể hoạt
động trong mọi điều kiện thời tiết từ âm 40 đến 55 độ C.
Theo trang
Arm-technology.com cho biết, T-84 Oplot-M có vận tốc tối đa trên bộ 70km/h, tầm
hoạt động 500 km, có thùng nhiên liệu bổ sung, vượt hào rộng 2,85m, vượt
chướng ngại vật cao 1m, lội nước sâu 5m.
T-84 Oplot-M không chỉ chạy bằng
nhiên liệu diesel mà nó còn có thể được thay thế bằng các nhiên liệu khác như
xăng, dầu lửa, nhiên liệu máy bay hoặc nhiên liệu pha trộn. Thậm chí xe còn
được trang bị một động cơ phụ trợ chạy bằng diesel-điện cung cấp điện cho xe
khi động cơ chính đã hết nhiên liệu.
Xe tăng chủ lực T-90 của quân đội Nga diễu hành tại Moscow. Ảnh: Army-technology
Có tầm phạm vi
hoạt động rộng hơn từ 500-700 km với bình nhiên liệu phụ, nhưng do T-90 chạy
bằng động cơ diesel loại V-84MS 840 mã lực nên tỷ lệ sức mạnh trên trọng
lượng chỉ đạt 18,06 mã lực/tấn với phiên cũ và 20,4-23,7 mã lực/tấn với phiên
bản nâng cấp. Chỉ số này thấp hơn khá nhiều so với loại tăng T-84 Oplot-M với
26 mã lực/tấn.
Trong khi T-84 Oplot-M được xếp
là loại “xe tăng bay” thì T-90 mới chỉ đạt tốc độ tối đa khoảng 65 km/h trên
đường đất bằng phẳng và 35 km/h trên đường gồ ghề. Loại xe này cũng có khả năng
lội nước sâu tương đương với T-84 Oplot-M.
Có hệ thống hỏa lực và giáp tốt nhưng T-90MS của Nga lại kém cơ động hơn T-84. Ảnh: Army-technology
Nếu tăng T-84
Oplot-M được trang bị điều hòa nhiệt độ cho tổ lái, giúp xe hoạt động trong cả
những điều kiện thời tiết nóng bức thì loại tăng T-90 của Nga lại không có điều
hòa nhiệt độ. Đây cũng là điều mà Ấn Độ, một khách hàng lớn mua T-90 của Nga,
phàn nàn. Vì thực tế không có điều hòa nhiệt động không chỉ ảnh hướng tới sức
tập trung, thoải mái của kíp xe mà còn làm trục trặc thiết bị trinh sát ảnh nhiệt
trên xe.
Hiện tại, T-90
của Nga đang có mặt phổ biến ở nhiều nơi hơn T-84 Oplot-M của Ukraine.
Xe tăng T-90 của Nga cũng được chuyên trang Military-today.com xếp trên T-84
của Ukraine một
bậc trong top 10 tăng chủ lực mạnh nhất hiện nay. Lí do là vì nó có hệ thống hỏa lực
nhỉnh hơn và giáp bảo vệ cực tốt.
Tuy nhiên, về
tổng thể T-84 Oplot-M vẫn được giới chuyên gia xem là một đối trọng đáng gờm
của T-90. Thậm chí trong thương vụ gần đây loại tăng này còn được ưa chuộng hơn
tăng T-90. Cụ thể vào năm 2001, Thái Lan đã quyết định mua 200 chiếc tăng T-84 của
Ukraine thay vì T-90 của Nga.
Văn Biên (tổng hợp) (Văn Biên (tổng hợp))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.