SỔ TAY NHÀ NÔNG: Các bước chuẩn bị trước khi trồng nấm đầu khỉ

Bích Ngọc - Vân Hải Thứ hai, ngày 11/12/2023 06:15 AM (GMT+7)
Nấm đầu khỉ còn là tên gọi khác của nấm hầu thủ và được biết đến là thực phẩm được nhiều người sử dụng. Những năm gần đây, mô hình trồng nấm đầu khỉ ngày càng xuất hiện nhiều ở Việt Nam. Trong chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay, hãy cùng tìm hiểu các công đoạn cần chuẩn bị trước khi trồng loại nấm này.
Bình luận 0

Tìm hiểu quá trình chuẩn bị trước khi trồng nấm đầu khỉ cùng chương trình Sổ tay Nhà nông

Nấm đầu khỉ còn là tên gọi khác của nấm hầu thủ và được biết đến là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Theo các nguồn thông tin về nấm đầu khỉ thì loại nấm này chỉ mọc ở những vùng ôn đới có khí hậu ôn hòa và mát mẻ quanh năm. Tuy nhiên tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã tiến hành trồng thử nghiệm thành công nấm đầu khỉ thích nghi được với nhiệt độ từ 28 – 33 độ C. Trong chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay, hãy cùng tìm hiểu các công đoạn cần chuẩn bị trước khi trồng loại nấm này.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Các bước chuẩn bị trước khi trồng nấm đầu khỉ.

1. Xử lý nguyên liệu trồng nấm đầu khỉ

Chọn nguyên liệu trồng nấm đầu khỉ rất quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nấm. Người ta thường sử dụng hai loại nguyên liệu là mùn cưa và bông sợi với cách xử lý từng loại như sau:

1.1. Mùn cưa

Nấm hầu thủ phát triển tốt nhất trên mùn cưa của cây bồ đề hoặc cao su. Chọn loại mùn cưa sạch, không bị mốc hay dính dầu máy. Ngoài ra không chọn loại mùn cưa cứng hoặc mùn cưa từ cây có tinh dầu.

Bà con sử dụng nước vôi trong tỉ lệ 1%, độ pH từ 12- 13%, tiến hành tưới nước và trộn đều để mùn cưa đạt độ ẩm từ 65 - 68% là tốt nhất. Bà con ủ mùn cưa khoảng 3 - 4 ngày và che chắn cẩn thận để tránh nước bên ngoài thấm thêm vào là có thể sử dụng.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Các bước chuẩn bị trước khi trồng nấm đầu khỉ - Ảnh 2.

Xử lý nguyên liệu trồng nấm đầu khỉ.

1.2. Bông sợi

Chọn loại bông không hạt, không bị ẩm mốc và không mục nát. Bà con cần ngâm bông trong nước vôi trong 1% để giảm độ axit. Sau đó vắt nhẹ bông sợi cho bớt nước và để trên kệ có khe hở cho phần nước nhỏ xuống bớt. Ủ bông sợi từ 1 - 1,5 ngày rồi xé tơi ra trước khi trộn nguyên liệu.

Phối trộn mùn cưa đủ ẩm, bông phế loại đủ ẩm, cám gạo, bột ngô, bột nhẹ theo tỉ lệ lần lượt là 50: 40: 6: 3: 1(%). Trộn đều đến khi hỗn hợp đạt độ ẩm từ 60 - 65% và có độ pH từ 5 - 6 rồi mang đi đóng túi. 

2. Đóng túi và hấp khử trùng

Sau khi phối trộn nguyên liệu, bà con tiến hành đóng túi giá thể. Nên chọn loại túi có kích thước 13 x 25 cm và chịu được nhiệt để trồng nấm hầu thủ (nấm đầu khỉ). Nén chặt phần nguyên liệu này vào túi và dùng nhựa hoặc giấy bìa cứng để làm cổ túi. Đường kính cổ túi là 2,5cm, cao 3 – 4cm.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Các bước chuẩn bị trước khi trồng nấm đầu khỉ - Ảnh 3.

Đóng túi và hấp khử trùng.

Sau khi đóng túi hoàn tất, bà con tiến hành hấp nguyên liệu này trong 8h sau khi đóng túi để loại bỏ những vi sinh vật gây hại cho nấm. Sử dụng phương pháp hấp cách thủy trong 10 - 14 giờ với 100 độ C để khử khuẩn. Bà con để túi đựng nguyên liệu ngoài không khí từ 20 - 30 giờ sẽ nguội và có thể tiến hành trồng nấm. Túi đựng nguyên liệu sau khi hấp có mùi thơm là đạt yêu cầu.

Trên đây là một số  kỹ thuật tạo trồng hoa đồng tiền, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông tuần này đã đem đến những thông tin hữu ích cho bà con. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!

Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: sotaynhanong.danviet@gmail.com

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem