Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng nhập
Email
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật làm đệm lót vi sinh trong chăn nuôi heo
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật làm đệm lót vi sinh trong chăn nuôi heo
Mai Nhung - Duy Quân
Thứ ba, ngày 28/11/2023 07:05 AM (GMT+7)
Chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học là một hình thức đang được khuyến khích phát triển, được coi là hướng đi bền vững, thân thiện với môi trường của ngành chăn nuôi ở Việt Nam. Trong số phát sóng hôm nay, bà con hãy cùng Sổ tay Nhà nông tìm hiểu kỹ thuật làm đệm lót vi sinh trong chăn nuôi heo.
Tìm hiểu kỹ thuật làm đệm lót vi sinh cùng Sổ tay Nhà nông
Sử dụng Đệm lót sinh học trong Chăn nuôi đang mang lại rất nhiều lợi ích cho người chăn nuôi. Tuy nhiên cách sử dụng và cách làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo như thế nào thì không phải ai cũng biết. Trong số phát sóng hôm nay, bà con hãy cùng Sổ tay Nhà nông tìm hiểu kỹ thuật làm đệm lót vi sinh trong chăn nuôi heo.
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật làm đệm lót vi sinh trong chăn nuôi heo
1. Các loại đệm lót lên men
Đệm lót lên men gồm 3 loại:
- Loại đệm lót dưới mặt đất: Đào sâu xuống dưới đất đạt độ sâu bằng độ dày của đệm lót.
- Loại đệm lót nổi trên mặt đất: Xây tường bao cao hơn một chút so với độ dày của đệm lót.
- Loại đệm lót nửa dưới mặt đất: Đào xuống dưới đất chỉ cần độ sâu bằng một nửa của độ dày đệm lót.
- Độ dày đệm lót chuồng khoảng 60 - 80cm
Các loại đệm lót vi sinh trong chăn nuôi heo.
2. Nguyên liệu làm đệm lót
Các nguyên liệu có độ xơ cao, có độ trơ cứng, không dễ bị mềm nhũn, không độc, không gây kích thích. Tốt nhất là mùn cưa, vỏ bào, trấu (có thể thay thế bằng các nguyên liệu khác như: vỏ lạc, cùi ngô, thân cây ngô nghiền, xơ dừa, bả mía,… nên sử dụng những loại có kích thước nhỏ hoặc được nghiền nhỏ qua sàng 1 - 5 mm).
Nguyên liệu làm đệm lót vi sinh trong chăn nuôi heo.
Để làm 20m2 chuồng có đệm lót dày 60 - 80cm cần: Trấu, mùn cưa, vỏ bào hoặc các nguyên liệu trên (số lượng đảm bảo rải đủ độ dày 60-80cm) + Bột ngô: 15kg + Chế phẩm sinh học: 2kg + Rỉ mật đường: 3kg.
3. Cách làm đệm lót
Việc ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi không chỉ đem lại hiệu quả cao khi đảm bảo được môi trường, giảm chi phí mà còn có tác động xã hội tích cực. Để làm đệm lót đơn giản, tiết kiệm, bà con cần thực hiện theo các bước sau:
Cách làm đệm lót vi sinh trong chăn nuôi heo.
4. Sử dụng đệm lót
Mùa mưa: Sau khi làm xong đệm lót có thể thả lợn vào ngay vì trời lạnh, sự lên men chậm, do vậy tận dụng nhiệt độ cơ thể vật nuôi để làm tăng sự lên men.
Mùa khô: Trong 1 - 2 ngày đầu đã lên men mạnh đạt nhiệt độ trên 400C, dưới độ sâu 30cm có thể đạt nhiệt độ 700C nhưng duy trì trong thời gian ngắn.
Sau vài ngày nhiệt độ hạ dần, bới sâu xuống 30cm, nhiệt độ khoảng 400C, không có mùi nguyên liệu, có mùi thơm rượu nhẹ đặc trưng là có thể dùng được.
Sau khi lên men kết thúc, bỏ bạt phủ, cào lớp bề mặt (sâu khoảng 20cm) cho tơi, để thông khí 1 ngày mới thả lợn.
Trên đây là một số lưu ý khi phòng và trị bệnh newcastle ở gà. Mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông tuần này đã đem đến những thông tin hữu ích cho bà con. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.