Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng nhập
Email
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Phương pháp giúp hoa hồng cổ Sapa ra nhiều hoa, dày cánh, đúng thời vụ cực đơn giản
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Phương pháp giúp hoa hồng cổ Sapa ra hoa đúng thời vụ
Bích Ngọc - Phương Thoa - Thu Hường
Thứ năm, ngày 01/06/2023 06:29 AM (GMT+7)
Trồng hoa hồng cổ Sapa ngày càng trở thành công việc đem lại hiệu quả kinh tế cao. Để hoa hồng ra nhiều hoa, dày cánh, đúng thời vụ là một yếu tố hết sức quan trọng quyết định giá thành của cây. Để chinh phục kỹ thuật này, bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu trong số tuần này nhé.
Cùng Sổ tay Nhà nông chinh phục kỹ thuật giúp nâng cao giá trị kinh tế cho cây hoa hồng cổ Sapa
Hoa hồng cổ Sapa là loài hoa được nhiều người yêu thích với vẻ đẹp quyến rũ và hương thơm đặc trưng. Nếu bà con đang sở hữu vườn hoa hồng rực rỡ sắc màu, nhưng chưa biết cách chăm sóc như thế nào đúng cách và đẹp nhất thì đừng lo. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tham khảo cách chăm sóc cây hoa hồng chuẩn, ra nhiều hoa, dày cánh, đúng thời vụ cực đơn giản dưới đây nhé.
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Phương pháp giúp hoa hồng cổ Sapa ra nhiều hoa, dày cánh, đúng thời vụ cực đơn giản.
1. Về phân bón
Muốn hoa hồng cổ Sapa có màu sắc rực rỡ, ra hoa liên tục, người trồng cần bón phân hữu cơ cho cây. Phân bón được sử dụng là phân chuồng ủ hoai và các loại phân hữu cơ để bổ sung vi sinh vật có lợi trong đất, cân bằng độ pH. Cách bón được chia theo khoảng thời gian như sau: lần 1 bón phân sau khoảng 10 ngày kể từ khi trồng với liều lượng 300gr – 500gr/gốc.
Cách cắt tỉa cho bón phân cổ Sapa.
Lần 2 bón phân trùn quế khoảng 10 ngày một lần giúp cây kích thích đâm chồi. Sau khoảng 3 tháng, bà con có thể tiến hành vun, xới tơi đất quanh gốc và rải thêm phân trùn quế để rễ cây hấp thụ dinh dưỡng. Thời điểm nụ hoa xuất hiện có thể bón thêm phân trùn quế và vỏ trứng gà để bổ sung dinh dưỡng cho cây.
2. Về tưới nước
Lượng nước tưới cần được căn cứ theo mùa và khí hậu từng mùa. Tuy nhiên bà con có thể tưới đẫm nước cho cây vào buổi sáng và chiều mát, tránh tưới nước vào thời điểm giữa trưa hoặc buổi tối.
3. Về cắt tỉa
Việc cắt tỉa, bấm ngọn cần được tiến hành đúng thời điểm giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi hoa và phát triển những cành chính. Quá trình bấm ngọn cần được tiến hành vào thời điểm cây chuẩn bị ra hoa. Khi cây hoa hồng khỏe mạnh, có thể cắt tỉa cành tới tận gốc để cây đâm chồi mới khỏe mạnh hơn. Thời điểm cắt tỉa thường tiến hành vào mùa xuân và trước khi cắt tỉa 1 tuần bạn có thể bón phân trùn quế cho cây.
Cách cắt tỉa cho hoa hồng cổ Sapa.
4. Về đất trồng
Thường khi trồng được 6 tháng hoặc 1 năm, người trồng tiến hành thay giá thể đất để tăng độ màu mỡ, dinh dưỡng nuôi cây trồng. Việc thay giá thể sẽ giúp cây phát triển tốt hơn, ra nhiều hoa hơn. Giá thể được thay bao gồm đất thịt, phân trùn quế, xơ dừa, trấu hun,… trộn đều và loại bỏ phần đất cũ trong chậu, thay thế bằng đất mới.
4. Về sâu bệnh
Trong quá trình chăm sóc hoa hồng, người nông dân cần chú ý tới sâu bệnh hại cây. Nếu như chọn được giống tốt và trồng đúng cách, cây sẽ ít sâu bệnh. Tuy nhiên, bệnh phổ biến nhất của hoa hồng là phấn trắng, nấm, rụng lá.
Cách phòng chống và điều trị sâu bệnh trên cây hoa hồng cổ Sapa.
Tùy theo từng loại bệnh, có thể tiến hành các kỹ thuật thủ công cũng như phun các chế phẩm sinh học để loại bỏ mầm bệnh trên cây.
Trên đây là kỹ thuật chăm sóc cây hoa hồng chuẩn, ra nhiều hoa, dày cánh, đúng thời vụ cực đơn giản cho cây hoa hồng cổ Sapa. Hi vọng chương trình Sổ tay Nhà nông tuần này sẽ đem tới những thông tin hữu ích cho bà con. Chúc bà con thành công với mô hình của mình.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.