Ý tưởng này đã được hãng IBM (còn gọi là Big Blue) tìm hiểu từ cách đây một thập kỷ. Qua nghiên cứu, IBM nhận thấy giữa mô hình não người và máy tính có thể sử dụng để “học hỏi” lẫn nhau.
Trong đó, mô hình máy tính đột phá mà IBM hướng tới có đặc điểm làm mát máy và có thể phân phối năng lượng điện như các dây thần kinh não người. Máy tính sẽ được thiết kế theo bảng mạch 3D phẳng chứ không phải bảng mạch 2D như hiện tại.
Mô hình ống dẫn chất lỏng để làm mát chip
Theo đó, máy tính mới sẽ dựa trên một bo mạch phẳng dày đặc cho phép khả năng tiếp xúc với không khí một cách tối đa để làm mát. Nhờ cấu hình 3D và công nghệ TSV, IBM tin rằng sẽ khắc phục được vấn đề chip bị nóng khi xếp lên nhau bằng cách thiết kế mạng lưới các ống chất lỏng siêu nhỏ, có kích thước tối đa là 100 micron, chỉ nhỏ bằng sợi tóc người.
IBM đang thử nghiệm cách làm mát và dẫn điện cho máy bính bằng dây như não người.
Các chất lỏng này không đi cạnh các con chip mà đi xuyên qua các con chip sẽ hút hơi nóng khỏi chip trong 1/1000 giây mà nó đi qua. Dây dẫn này sẽ dẫn năng lượng điện từ một loại pin chất lỏng, vận chuyển năng lượng điện qua chất hóa học, có thể cung cấp 1 watt điện trên diện tích mỗi cm vuông.
IBM cho biết, để phát triển loại dây chất lỏng này có thể mất khoảng 10-15 năm nữa và sẽ cho ra một máy tính 1 petaflop nguyên mẫu (máy tính có thể thực hiện 1 nghìn triệu triệu phép toán trong một giây) chỉ nhỏ vừa với một chiếc ba lô.
Siêu máy tính hiện nay có tốc độ nhanh nhất là 33,86 petaflops nhưng phải sử dụng tới 32.000 bộ vi xử lý Xeon và 48.000 bộ vi xử lý phi Xeon. Với kết quả nghiên cứu ở trên, kết hợp với những tiến bộ về phân tích hoạt động bộ não người trên máy tính, IBM hy vọng sẽ tạo ra một máy tính không phải chỉ có lập trình mà còn có thể cảm nhận được những gì đang diễn ra, thực hiện giao tiếp với ngôn ngữ tự nhiên và biết tiếp thu kinh nghiệm.
Vân Long (theo Cnet) (Vân Long (theo Cnet))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.