Sóc Trăng dẫn đầu ĐBSCL về sản phẩm OCOP

Hồng Cẩm Thứ năm, ngày 19/11/2020 10:15 AM (GMT+7)
Tại Hội nghị đánh giá sản phẩm OCOP khu vực phía Nam do Bộ NNPTNT tổ chức vừa qua tại An Giang, ĐBSCL là khu vực có số lượng sản phẩm OCOP đứng thứ 3 cả nước. Trong đó Sóc Trăng là tỉnh có số lượng sản phẩm đạt chuẩn OCOP nhiều nhất khu vực, với 99 sản phẩm.
Bình luận 0

Bí thư Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND trực tiếp đến thăm cơ sở

Ông Lương Minh Quyết - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Sóc Trăng cho biết: Tính đến nay, trên cơ sở đánh giá của Hội đồng cấp huyện, Hội đồng cấp tỉnh tổ chức đánh giá, xếp hạng 99 sản phẩm đạt chuẩn OCOP (so với chỉ tiêu Đề án là 35 sản phẩm, đạt và vượt 282%). 

Trong đó có 24 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 75 sản phẩm đạt hạng 3 sao, của 52 chủ thể, bao gồm: 17 doanh nghiệp, 11 hợp tác xã và 24 hộ kinh doanh. Bên cạnh đó, Hội đồng cấp tỉnh tổ chức đánh giá thăng hạng 8 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, hoàn chỉnh hồ sơ gửi Hội đồng đánh giá xếp hạng Trung ương đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia (sản phẩm OCOP 5 sao).

Sóc Trăng: Dẫn đầu ĐBSCL về sản phẩm OCOP - Ảnh 1.

Ông Phan Văn Sáu (người đứng thứ nhất, bên phải), nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, người rất quan tâm Chương trình OCOP của tỉnh

Đạt được kết quả trên theo ông Quyết đó là sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sự phối hợp của các ngành, trong đó đặc biệt là đồng chí Bí Thư Tỉnh ủy. Cụ thể, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là cơ quan thường trực Chương trình OCOP phối hợp đơn vị tư vấn là Trường đại học Cần Thơ và Văn phòng Điều phối Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến 121 cầu truyền hình từ tỉnh xuống xã. Đồng thời lồng ghép đầy đủ các nội dung, giải pháp triển khai Chương trình OCOP vào Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 tỉnh Sóc Trăng.

Sau khi Đề án được phê duyệt, ngành nông nghiệp đã tham mưu cho Bí thư Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh tổ chức nhiều chuyến công tác đến thăm một số nơi có sản phẩm tiềm năng dự kiến phát triển sản phẩm Chương trình OCOP. Qua đó, đã động viên các cơ sở sản xuất cải tiến sản phẩm, mở rộng quy mô, nâng cấp trang thiết bị, dây chuyền sản xuất để tạo ra những sản phẩm chất lượng hơn để tham gia Chương trình OCOP.

Sóc Trăng: Dẫn đầu ĐBSCL về sản phẩm OCOP - Ảnh 2.

Ông Phan Văn Sáu (người đứng thứ nhất, bên phải), nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng tham quan các gian hàng sản phẩm OCOP trưng bày tại các hội nghị của tỉnh

Ngoài ra, tỉnh còn tổ chức nhiều chuyến công tác đi thực tế cơ sở đến thăm một số nơi có sản phẩm tiềm năng dự kiến phát triển sản phẩm Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh. Tổ chức đoàn công tác đến học tập kinh nghiệm mô hình Mỗi làng một sản phẩm (OVOP) tại Nhật Bản và học tập kinh nghiệm về thực hiện Chương trình OCOP tại tỉnh Quảng Ninh…

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại

Xác định Chương trình OCOP là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Để sản phẩm OCOP thực sự góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng doanh thu, giá trị và thị trường đối với các chủ thể, tỉnh đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm OCOP của tỉnh đến tay người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Sóc Trăng: Dẫn đầu ĐBSCL về sản phẩm OCOP - Ảnh 1.

Với 99 sản phẩm OCOP, Sóc Trăng là tỉnh dẫn đầu khu vực ĐBSCL

Đó là tổ chức trưng bày gian hàng sản phẩm OCOP tại Hội chợ triển lãm Nông nghiệp - Thương mại - Du lịch trong khuôn khổ Lễ hội Ooc-om-boc Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2019 và năm 2020, cùng các Hội chợ trong và ngoài tỉnh khác.

Ngành nông nghiệp đã tổ chức Hội thảo liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Sóc Trăng năm 2020, với sự tham dự của đại diện lãnh đạo Sở NNPTNT, Sở Công Thương, đại diện các siêu thị, các hệ thống bán lẻ, trạm dừng chân và các chủ thể OCOP Sóc Trăng. Với sự tham gia thảo luận, phát biểu trao đổi, chia sẻ, đóng góp nhiệt tình, đầy tâm huyết, trách nhiệm và với sự quan tâm đặc biệt của đại diện các doanh nghiệp. Kết quả tại hội thảo các doanh nghiệp đã ký kết 7 biên bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Sóc Trăng.

Sóc Trăng: Dẫn đầu ĐBSCL về sản phẩm OCOP - Ảnh 4.

Sóc Trăng: Dẫn đầu ĐBSCL về sản phẩm OCOP - Ảnh 5.

Các sản phẩm OCOP của Sóc Trăng luôn có mặt tại các Hội nghị, hội trợ trưng bày...

Ngoài ra, ngành nông nghiệp tổ chức thành công Lễ ra mắt Cửa hàng Giới thiệu - Liên kết - Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đặc sản - an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Sóc Trăng tại điểm du lịch Chùa Chén Kiểu (xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng). Sau gần 2 năm đi vào hoạt động, với chủ trương xã hội hóa, ngành nông nghiệp đã chuyển giao cửa hàng cho đơn vị tư nhân quản lý và hoạt động có hiệu quả.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp tỉnh đã hỗ trợ 7 địa phương (TP.Sóc Trăng, thị xã Ngã Năm, thị xã Vĩnh Châu và các huyện Cù Lao Dung, Châu Thành, Thạnh Trị, Mỹ Tú) ra mắt Cửa hàng an toàn vệ sinh thực phẩm, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP.

Sóc Trăng: Dẫn đầu ĐBSCL về sản phẩm OCOP - Ảnh 2.

UBND tỉnh Sóc Trăng biểu dương, khen thưởng các đơn vị tiêu biểu tham gia Chương trình OCOP

Ông Nguyễn Hoàng Thuấn - Chi Cục Trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, cho biết: "Hiện nay, các sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng đã có bước tiến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm; đồng thời, được các đơn vị phân phối, bán lẻ, sàn giao dịch thương mại điện tử (Trung tâm thương mại CoopMart, VinMart, PostMart,…) ký kết hợp đồng tiêu thụ với số lượng lớn. Đó là thành công bước đầu mà Chương trình mang lại, góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng doanh thu, giá trị và thị trường đối với các chủ thể. Đặc biệt là góp phần tạo việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn".

Theo ông Lương Minh Quyết, mục tiêu giai đoạn 2021-2025 tỉnh Sóc Trăng phát triển mới và tiêu chuẩn hóa thêm ít nhất 35 sản phẩm, trong đó có ít nhất 5 sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao cấp quốc gia. Nâng cao chất lượng cho các sản phẩm tham gia thăng hạng từ 3 sao lên 4 sao và từ 4 sao lên 5 sao. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đào tạo 100% cán bộ quản lý nhà nước (cấp tỉnh và cấp huyện) tham gia Chương trình OCOP; 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP được đào tạo chuyên môn quản lý sản xuất, quản trị kinh doanh.

Bên cạnh sẽ hỗ trợ 11 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các khu vực đông dân cư, khu vực phát triển du lịch, các trung tâm thương mại. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại như: Tổ chức định kỳ và thường xuyên và tham gia các hội chợ, hội thảo để tập trung giới thiệu, quảng bá, tiếp thị sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức đặc biệt đối với các sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên. Triển khai thực hiện Dự án Làng văn hóa du lịch Chợ nổi Ngã Năm và Dự án du lịch cộng đồng Cù Lao Dung.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem