Miệng hố rộng 31km vừa được phát hiện ở Greenland (Tranh minh họa)
Một thiên thạch bằng sắt khổng lồ đã lao xuống Greenland khoảng 12.000 năm trước, để lại một miệng hố to hơn cả Paris, theo các nhà khoa học. Miệng hố vừa được phát hiện bên dưới băng, sử dụng hệ thống radar tinh vi.
Đây là miệng hố thiên thạch đầu tiên được tìm thấy ở Greenland – và cũng là miệng hố đầu tiên nằm dưới băng trên Trái Đất. Nó cũng nằm trong số 25 miệng hố lớn nhất được biết đến trên hành tinh, theo tạp chí Science Advances.
Các nhà khoa học ước tính thiên thạch có thể được cấu tạo chủ yếu bằng sắt, đường kính khoảng 1,5km và nặng khoảng 12 tấn.
Các nhà khoa học nghi một thiên thạch bằng sắt khổng lồ đã lao xuống Greenland khoảng 12.000 năm trước (Tranh minh họa)
Tác động từ thiên thạch tạo ra miệng núi lửa rộng 31 km có thể có tác động lớn trong khu vực, thậm chí có thể trên toàn cầu, các nhà nghiên cứu cho biết.
Nếu đúng như dự đoán, thiên thạch có thể đã gây cháy rừng diện rộng ở Bắc Mỹ, sóng thần và khói đen bao trùm toàn cầu.
Cú va thạm của thiên thạch cỡ này có thể ngang với sức mạnh của 700.000.000 quả bom hạt nhân.
Nếu giả thuyết trên được xác nhận, cú va chạm này có thể có ý nghĩa quan trọng đối với câu chuyện về nhân loại.
Cú va thạm của thiên thạch cỡ này có thể ngang với sức mạnh của 700.000.000 quả bom hạt nhân (Tranh minh họa)
Cụ thể, nếu giả thuyết này đúng, nó có thể chứng minh “giả thuyết tác động Younger Dryas” là sự thật.
Theo “giả thuyết tác động Younger Dryas”, một tác động lớn ở Bắc Mỹ khoảng 11.000 đến 13.000 năm trước trong Kỷ Băng hà cuối cùng đã gây ra cháy rừng trên khắp châu Mỹ và châu Âu, cũng như làm xáo trộn thời tiết ở Bắc Đại Tây Dương.
Điều này dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều động vật có vú khổng lồ, ví dụ như voi ma mút và voi răng mấu - và có thể sau đó, tổ tiên đầu tiên của loài người định cư tại châu Mỹ.
Chính phủ các nước trên thế giới cần phải hành động “nhanh chóng, lâu dài và tạo ra thay đổi chưa từng có” để giúp...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.