Phanh tay điện tử còn được gọi là phanh đỗ xe điện tử, loại phanh tay được điều khiển tự động có chức năng đảm bảo an toàn trong các tình huống dừng đỗ.
Phanh tay điện tử được nhận biết qua ký hiệu chữ P nằm trong một vòng tròn gần cần số hoặc bảng táp lô. Phanh được điều khiển hoàn toàn tự động, người lái không cần dùng lực kéo mà chỉ cần ấn nút phanh tay điện tử ở trên xe. Lúc này, phanh điện tử sẽ ngay lập tức can thiệp vào hệ thống phanh của xe, nhờ đó loại bỏ tình trạng quên không kéo phanh hoặc kéo chưa tới tầm của lái xe.
Nguyên tắc hoạt động của phanh tay điện tử
Phanh điện tử có ba bộ phận chính gồm: Bộ truyền động/động cơ điện, mô đun phanh điện tử và công tắc điện điều khiển trong cabin.
Khi hệ thống cân bằng điện tử EPB được bật, mô đun phanh tay điện tử sẽ nhận được hướng dẫn nhận lệnh và phanh được áp dụng. Do hệ thống phanh này hoạt động bằng điện tử và tự động nên giúp xe phanh nhanh chóng, hiệu quả.
Để thực hiện nhả tự động phanh, người lái chỉ cần nhấn chân vào chân ga. Điều này rất tiện lợi và dễ dàng vì người lái không cần thực hiện hoạt động cơ học nào để tắt hệ thống phanh.
Phanh tay điện tử cũng sử dụng mô tơ điện để vận hành giúp hỗ trợ việc nhả và hãm phanh thông qua lẫy ký hiệu hình chữ P. Trường hợp người điều khiển bất cẩn quên kéo phanh lúc dừng/đỗ ở chỗ dốc thì hệ thống sẽ hoạt động nhanh chóng.
Ưu điểm của phanh tay điện tử
Phanh tay điện tử ra đời với mong muốn tối ưu hóa về chức năng phanh an toàn trên ôtô, tối giản bảng taplo và không gian nội thất xe. Nhờ đó, chiếc xe sử dụng loại phanh tay này được đánh giá sang trọng và hiện đại hơn.
Bên cạnh đó, phanh tay điện tử có tính năng tự động ngừng kích hoạt khi xe chạy và khả năng giữ phanh tự động khi xe dừng ngang dốc. Nhờ đó, đảm bảo an toàn hơn cho người sử dụng.
Một ưu điểm nổi bật khác của phanh tay điện tử là khả năng hạn chế rủi ro cho lái xe khi quên sử dụng thắng tay cũng như đảm bảo độ an toàn cho hệ thống truyền động của xe trong quá trình sử dụng. Bởi nguyên tắc hoạt động của loại phanh này được thiết kế giúp hỗ trợ những trường hợp này.
Đặc biệt, lái xe có thể sử dụng tính năng phanh khẩn cấp an toàn của phanh điện tử ngay cả khi tăng tốc, giúp xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp và nguy hiểm trong quá trình lưu thông trên đường.
Cách sử dụng phanh tay điện tử ôtô trong từng trường hợp:
Trong khi lái xe
Người lái có thể dừng đỗ xe khẩn cấp trong khi lái xe bằng cách: Kéo công tắc phanh điện tử và giữ. Xe sẽ phanh từ từ khi người lái kéo công tắc. Sau đó, đèn báo sẽ hiển thị màu đỏ, có chuông tín hiệu và đèn phanh sáng. Phanh điện tử sẽ được kích hoạt khi tốc độ xe giảm xuống dưới 3km/h.
Nhả phanh
Khi công tắc động cơ bật: Lái xe nhấn nhẹ công tắc trong khi đạp phanh hoặc cài số P. Lúc này, đèn LED trên công tắc và đèn báo trong cụm đồng hồ tắt là lúc phanh tay được nhả ra.
Nhả tự động
Để nhả tự động, người lái hãy sử dụng bàn đạp ga/chân ga. Khi nhả phanh tay điện tử, đèn LED và đèn báo sẽ tắt. Với các điều kiện dưới đây, phanh tay sẽ tự động nhả bằng việc sử dụng bàn đạp ga/chân ga:
- Động cơ đang chạy.
- Xe vào số.
- Dây đai an toàn ghế lái được cài và các cửa đều đóng.
Thông thường khi phanh tay điện tử gặp lỗi, hệ thống sẽ cảnh báo cho tài xế ngay lập tức. Trường hợp trong quá trình di chuyển, lái xe gặp tình trạng phanh bị lỗi, hãy sử dụng chặn bánh xe để giúp xe không lăn bánh khi người lái ra khỏi xe.
Nhìn chung, phanh tay điện tử là một hệ thống phanh tiên tiến được sử dụng trong nhiều dòng ôtô hiện nay. Sử dụng xe được trang bị phanh điện tử sẽ giúp người lái an tâm và an toàn hơn trong quá trình di chuyển.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.