Sự thật 180 hộ dân “ốc đảo” xóm Gò nằm mơ cũng khó được hưởng nông thôn mới?
Sự thật 180 hộ dân “ốc đảo” xóm Gò nằm mơ cũng khó được hưởng nông thôn mới?
Trần Đáng
Thứ tư, ngày 12/08/2020 17:01 PM (GMT+7)
Mặc dù xã Phong Phú (huyện Bình Chánh, TP.HCM) đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) từ lâu, nhưng người dân xóm Gò (gồm các tổ 16, 17, ấp 1) của xã này chưa được thụ hưởng những thành quả NTM.
Xóm Gò có diện tích khoảng 300ha, là nơi sinh sống của hơn 180 hộ dân có hoàn cảnh khá khó khăn. Nếu gần chục năm trước, nơi đây được mệnh danh là ốc đảo "3 không": Không đường, không điện, không nước sạch, thì hiện nay diện mạo nơi này cũng không thay đổi bao nhiêu.
Nằm mơ cũng không thấy… nông thôn mới?
Qua chiếc cầu bêtông xóm Gò, chúng tôi đặt chân lên ốc đảo "3 không" trước đây. Con đường xương cá lẫn lộn đất đá dăm dài khoảng 2km chạy xuyên qua xóm Gò giờ thậm chí còn tệ hơn cách đây chục năm. Nó bị vỡ toang từng khúc, ngập ngụa sình lầy sau cơn triều cường. Có những đoạn của con đường này chỉ đủ cho một chiếc xe máy đi qua. Có đoạn lau sậy mọc um tùm…, những tưởng đang đi vào cánh đồng hoang.
Ông Ngô Hoàng Hiển - Phó Chủ tịch UBND xã Phong Phú cho hay, thời gian qua chính quyền địa phương đã có kiến nghị thành phố tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân xóm Gò.
Vài năm trước, chính quyền xã Phong Phú cũng có kế hoạch nâng cấp con đường này, nhưng sau những vụ người dân đòi bồi thường lấy đất làm đường, chính quyền đã cho ngưng kế hoạch.
Dọc theo con đường Xương cá 2, những ao tôm, ao cá và đám bồn bồn cháy khô lá. Ở xóm Gò có hàng chục hộ dân sống chủ yếu bằng việc trồng cây bồn bồn (hay cây cỏ nến).
Bà Trần Thị Hôn, một “kiện tướng” nhổ bồn bồn tại đây cho biết, trước kia ở Sài Gòn cũng nhiều nơi trồng bồn bồn, nhưng giờ chỉ còn ở xóm Gò này. Gần chục năm nay, tận dụng những ao nước tù, người dân trong xóm trồng cây này làm nghề chính kiếm cơm.
Hiện, bà Hôn trồng 9.000m2 bồn bồn. Cứ 3 ngày/tuần, bà Hôn lại lội xuống ao nước sâu gần tới ngực để nhổ bồn bồn. "Trung bình mỗi ngày, tôi thu hoạch được 20kg bồn bồn. Tùy theo thời giá, nhưng cứ mỗi lần thu hoạch bồn bồn tui cũng kiếm được 200.000-300.000 đồng", bà Hôn chia sẻ.
Ở lâu thành quen, việc kiếm thu nhập eo hẹp với đám bồn bồn không là vấn đề với bà Hôn, nhưng bà chỉ thắc mắc sao vùng quê bà cứ mãi lặn ngụp bùn lầy trong khi bên kia cầu xóm Gò người dân đang hưởng thụ thành quả NTM. “Tôi ở đây gần cả đời nhưng chưa biết NTM là gì. Đến giờ khu này đường xá đi lại nát tan, nhà cửa xập xệ, công việc thì quanh năm chỉ có cây bồn bồn, con cá, con tôm”, bà Hôn bộc bạch.
Cạnh ao bồn bồn của bà Hôn không xa là ao cá tra của anh Tư Thắng (Nguyễn Ngọc Thắng). Với gần 1ha ao thả cá tra, mỗi năm anh Tư Thắng cũng thu hoạch 6 - 7 tấn cá. Để có lợi nhuận, anh Tư Thắng nuôi cá tra bằng cơm cặn thu từ các quán ăn, nhà hàng. “Nuôi cá tra như vậy mà còn nhiều lần lỗ sặc gạch chứ nói chi cho cá thức ăn công nghiệp”, anh Tư Thắng than thở với PV.
Hiện, bà Hôn trồng 9.000m2 bồn bồn. Cứ 3 ngày/tuần, bà Hôn lại lội xuống ao nước sâu gần tới ngực để nhổ bồn bồn. "Trung bình mỗi ngày, tôi thu hoạch được 20kg bồn bồn. Tùy theo thời giá, nhưng mỗi lần thu hoạch tui cũng kiếm được 200.000 đồng" - bà chia sẻ.
Ở lâu thành quen, việc kiếm thu nhập eo hẹp với đám bồn bồn không là vấn đề với bà Hôn, nhưng bà chỉ thắc mắc, sao vùng quê cứ mãi lặn ngụp bùn lầy trong khi bên kia cầu xóm Gò, người dân đang hưởng thụ thành quả NTM.
"Tôi ở đây gần cả đời nhưng chưa biết NTM là gì. Đến giờ khu này đường sá đi lại nát tan, nhà cửa xập xệ, công việc thì quanh năm chỉ có cây bồn bồn, con cá, con tôm" - bà Hôn bộc bạch.
"Chỉ cách trung tâm thành phố hơn chục km, nhưng ở đây không khác gì ở trong bưng biền, cũng sình lầy, lau sậy mọc um tùm. Tui mơ cũng không thấy NTM ở đâu".
Anh Tư Thắng
Cạnh ao bồn bồn của bà Hôn không xa là ao cá tra của anh Tư Thắng (Nguyễn Ngọc Thắng). Với gần 1ha ao thả cá tra, mỗi năm anh Tư Thắng cũng thu hoạch 6 - 7 tấn cá. Để có lợi nhuận, anh Tư Thắng nuôi cá tra bằng cơm cặn thu từ các quán ăn, nhà hàng.
"Nuôi cá tra như vậy mà còn nhiều lần lỗ sặc gạch chứ nói chi cho cá thức ăn công nghiệp" - anh Tư Thắng than thở.
Cũng như bà Hôn, anh Tư Thắng quay quắt với hiện trạng mảnh đất mình đang sinh sống. Mang tiếng sống tại địa phương NTM nhưng địa bàn mình chẳng khác gì bưng biền.
Chỉ mong giải tỏa cho nhanh
Anh Năm Quang (Nguyễn Thành Mỹ, Tổ trưởng tổ 16), ngồi thẩn thờ khi nghe tôi hỏi chuyện đời sống bà con xóm Gò. Theo anh Năm Quang, từ ngày TP quyết định quy hoạch xóm Gò để thực hiện Dự án Vành đai cây xanh cách ly Khu liên hiệp xử lý chất thải và nghĩa trang Đa Phước (năm 2007) cho đến nay người dân xóm Gò rơi vào thế bí.
“Chính quyền cứ “treo” dự án nên dân ở đây khổ lắm. Hiện, khu vực này không được quy hoạch xây dựng nông thôn mới nên hạ tầng rất kém, nhà cửa xập xệ do không được sửa sang, người dân thiếu được hỗ trợ sản xuất…”, anh Năm Quang cho biết.
Cũng theo anh Năm Quang, hiện người dân xóm Gò đang gánh chịu ô nhiễm nước và không khí trầm trọngkhi sống cạnh bãi rác Đa Phước. Do nước ô nhiễm nên nuôi cá ngày càng rủi ro cao. Nhiều thanh niên đã bỏ nghề nuôi trồng thủy sản chuyển sang làm công nhân. “Năm này qua năm khác dân xóm Gò gánh chịu ô nhiễm môi trường, chứ chưa hề thấy chuyện hưởng thụ nông thôn mới ở đâu cả”, anh Năm Quang bộc bạch.
Ông Phan Văn Thất, Trưởng Ấp 1 cho biết, từ ngày chính quyền xây dựng cây cầu xóm Gò, cuộc sống của bà con xóm Gò ít nhiều thay đổi do đi lại, giao thương, sản xuất thuận lại hơn. Tuy nhiên, ông Thất cũng cho rằng, đời sống dân xóm Gò vẫn còn nhiều khó khăn.
Ông Ngô Hoàng Hiển - Phó Chủ tịch UBND xã Phong Phú, thời gian qua chính quyền địa phương đã có kiến nghị với TP tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân xóm Gò.
“Nếu TP quyết tâm thực hiện Dự án vành đai cây xanh cách ly bãi rác Đa Phước thì nên làm nhanh. Người dân xóm Gò sẵn sàng nhường đất cho dự án. Ở đây riết chỉ khổ chứ chẳng được gì”, anh Thành, một thanh niên xóm Gò thổ lộ.
"Đây là bài viết tuyên truyền về Truyền thông về xây dựng nông thôn mới năm 2020 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.