Đằng sau những hào nhoáng của World Cup 2022 tại Qatar

Thứ hai, ngày 21/11/2022 18:10 PM (GMT+7)
Đằng sau tất cả những tòa nhà hào nhoáng và hệ thống công nghệ cao ẩn chứa một bí mật "đen tối".
Bình luận 0

Lusail là thành phố lớn thứ nhì tại Qatar. Thành phố với dân số 200.000 người được nhà nước Qatar "đổ" tiền vào để biến nó thành một thành phố của tương lai.

Lusail sở hữu một khách sạn chọc trời hình trăng lưỡi liềm, những hòn đảo nhân tạo khổng lồ, được kiểm soát khí hậu và một sân vận động hoàn toàn mới - thành phố là một phần quan trọng trong kế hoạch Tầm nhìn Quốc gia Qatar 2030.

Dự án trị giá 40 tỷ bảng Anh đã chứng kiến mảnh đất rộng 36 km vuông được chuyển đổi thành nơi mà người Qatar hy vọng sẽ là một thiên đường vùng Vịnh. Tại đây sẽ tổ chức trận đấu World Cup đầu tiên vào ngày mai, với cuộc đụng độ giữa Argentina và Ả Rập Xê Út.

Tuy nhiên, đằng sau tất cả những tòa nhà hào nhoáng và hệ thống công nghệ cao, có những lo ngại rằng thành phố, giống như nhiều dự án cơ sở hạ tầng khác ở Qatar, ẩn chứa một bí mật "đen tối".

Sự thật World Cup 2022 được tổ chức trên xương, máu lao động nhập cư?

Sự thật World Cup 2022 được tổ chức trên xương, máu lao động nhập cư Qatar? - Ảnh 1.

Tháp Katara cao 211 mét với 40 tầng. (Ảnh: The Sun).

Không ít người cho rằng, sự phát triển nhanh chóng như vậy đã được xây dựng trên nền móng là sự đau khổ của hàng nghìn lao động nhập cư. Dĩ nhiên, nhà nước Qatar phủ nhận điều này. Theo The Sun, các nhóm nhân quyền ước tính hơn 6.500 công nhân đã chết ở Qatar kể từ khi họ giành được quyền tổ chức World Cup vào năm 2010.

Qatar có hai triệu lực lượng lao động nhập cư hùng hậu, nhiều người trong số họ được cho là phải làm việc với mức lương thấp trong điều kiện vô cùng ngột ngạt. Những công nhân này chịu trách nhiệm xây dựng ra nơi tổ chức mười trận đấu trong thời gian diễn ra World Cup 2022, bao gồm cả trận chung kết vào ngày 18/12.

Qatar phủ nhận việc ngược đãi lao động nhập cư và cho biết họ đang tích cực làm việc để cải thiện các tiêu chuẩn làm việc ngày một tốt hơn.

Sau khi hoàn thành, Lusail sẽ có một công viên giải trí, một hồ nước lớn, hai bến du thuyền, hai sân golf, 22 khách sạn cùng với các khu mua sắm và thương mại sang trọng. Sân vận động Lusail Iconic có sức chứa 80.000 người.

Sự thật World Cup 2022 được tổ chức trên xương, máu lao động nhập cư Qatar? - Ảnh 2.

Sân vận động Lusail Iconic có sức chứa 80.000 người. (Ảnh: The Sun).

Trải dài xung quanh Vịnh Tây Lagoon, thành phố này cách Doha 14 dặm về phía bắc và được hy vọng một ngày nào đó sẽ có cơ sở hạ tầng để phục vụ lên tới 450.000 người.

Công trình đất đáng kinh ngạc đã chứng kiến bốn hòn đảo nhân tạo mọc lên thành phố về cơ bản được xây dựng từ đầu.

Trước World Cup, Lusail đã tổ chức cuộc đua Công thức 1 đầu tiên của Qatar vào năm ngoái, tại đó Lewis Hamilton giành chức vô địch Qatar Grand Prix 2021.

Nhưng một trong những công trình nổi bật nhất của thành phố là khu phức hợp khách sạn hình trăng lưỡi liềm có tên Tháp Katara. Nó cao 211 mét với 40 tầng, có hai khách sạn sang trọng cùng với các căn hộ, văn phòng và cửa hàng.

Trong khi Qatar tự hào vì các công trình mang tầm vóc vĩ đại, theo The Sun, các công nhân xây dựng sân vận động được cho là đã được trả ít hơn 1 bảng Anh, tương đương 30 nghìn đồng một giờ. Thậm chí có thông tin, không ít người đã chết khi làm việc dưới cái nóng như thiêu như đốt ở Qatar.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã biên soạn một báo cáo nêu chi tiết cách người lao động nhập cư bị cáo buộc bóc lột bằng cách sử dụng "hệ thống kafala". Công nhân chủ yếu đến từ Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Nepal và Philippines phải chịu hình thức "lao động cưỡng bức".

Hệ thống Kafala ràng buộc thị thực của người lao động với sự tài trợ của chủ lao động, người chịu trách nhiệm về tình trạng pháp lý của họ. Người di cư cuối cùng có thể phải trả tới 2.200 bảng Anh, khoant 64 triệu đồng chỉ để có được công việc đó.

Điều này có thể dẫn đến việc họ tiêu sạch tiền tiết kiệm hoặc bán những tài sản ít ỏi mà họ có, và cuối cùng bị mắc kẹt trong những công việc được trả lương thấp.

Các quy tắc của Kafala khiến người lao động thậm chí không thể rời đi, bởi theo nhiều nguồn tin, các lao động đã "bỏ trốn", đây là một tội hình sự ở Qatar.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết hệ thống kafala là "trung tâm" của mọi hành vi lạm dụng lao động nhập cư làm việc trước thềm World Cup.

Sự thật World Cup 2022 được tổ chức trên xương, máu lao động nhập cư Qatar? - Ảnh 3.

Toàn cảnh quy hoạch Vịnh Tây Lagoon, Qatar. (Ảnh: The Sun).

"Nghiên cứu [của chúng tôi] đã chỉ ra rằng luật pháp và chính sách tạo áp lực về mặt thời gian và tiền bạc, đã dẫn đến tình trạng lạm dụng đối với người lao động nhập cư, bao gồm làm việc trong điều kiện nguy hiểm đến tính mạng, lương thấp hoặc phí tuyển dụng bất hợp pháp," nhóm cho biết trong một đệ trình tuần này lên Nghị viện châu Âu. 

"Khi FIFA chuẩn bị thu về hàng tỷ USD doanh thu từ các nhà tài trợ và đài truyền hình, nhiều gia đình công nhân nhập cư vẫn thương tiếc cái chết của người thân và phải vật lộn để nuôi gia đình hoặc trả các khoản vay mà người thân của họ đã vay để trả phí tuyển dụng bất hợp pháp cho việc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ World Cup 2022".

Phương Việt (The Sun)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem