Sửa Luật Đất đai: Người Việt ở nước ngoài được hưởng đủ quyền lợi đất đai trong nước?
Sửa Luật Đất đai: Người Việt ở nước ngoài được hưởng đủ quyền lợi đất đai trong nước?
An Linh
Thứ sáu, ngày 03/11/2023 15:14 PM (GMT+7)
Tại dự thảo Luật Đất đai sử đổi đang được Quốc hội thảo luận, nhiều đại biểu Quốc hội đưa vấn đề người Việt định cư ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam có quyền được hưởng đầu đủ các quyền lợi về đất đai như người Việt ở trong nước.
Người Việt có quốc tịch, đang định cư nước ngoài cần được đảm bảo quyền lợi đất đai
Theo Đại biểu Trần Thị Vân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh), tại khoản 6 Điều 4 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) thì đưa ra hai phương án đề xuất sửa đổi liên quan đến đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Tôi lựa chọn phương án 1, đó là chỉnh sửa "Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài".
Theo bà Vân, Luật Quốc tịch Việt Nam quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm 2 đối tượng, đó là người có quốc tịch Việt Nam sinh sống ở nước ngoài và người đã từng có quốc tịch Việt Nam và con cháu của họ.
"Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm phải có sự công bằng giữa công dân Việt Nam sinh sống trong nước và công dân Việt Nam sinh sống ở nước ngoài, họ là người Việt Nam mang trong mình quốc tịch Việt Nam và họ cần được ứng xử như một công dân Việt Nam trong việc tiếp cận đất đai tại Việt Nam", Đại biểu Vân nói.
Theo Đại biểu, hiện cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài có trên 5,3 triệu người đang sinh sống và làm việc tại hơn 130 quốc gia vùng, lãnh thổ đã có nhiều đóng góp trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
"Tổng lượng kiều hối do bà con kiều bào chuyển về nước từ năm 1993 đến năm 2022 thì ước tính đạt trên 200 tỷ USD và trong 20 năm qua kiều hối có giá trị gần bằng 80% nguồn vốn FDI và gấp 1,7 lần nguồn vốn ODA đã được giải ngân, chiếm khoảng 5,57% GDP và bằng 29% dự trữ ngoại tệ quốc gia.", bà Vân nêu.
Đại biểu Quốc hội Bắc Ninh ủng hộ phương án 1 tại dự thảo Luật Đất đai sửa đổi quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam thì có được đầy đủ các quyền liên quan đến đất đai như công dân Việt Nam ở trong nước.
Theo vị này, đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài có các quyền và nghĩa vụ giữ nguyên như quy định tại Luật Đất đai của năm 2013 để góp phần thu hút bà con kiều bào ủng hộ đầu tư và góp phần thúc đẩy tăng trưởng đầu tư cũng như nguồn kiều hối từ người Việt Nam định cư ở nước ngoài về nước.
Cũng về nội dung này, đại biểu Phạm Văn Hoà, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp tán đồng quan điểm người VIệt Nam định cư ở nước ngoài nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam thì vẫn được quyền bảo đảm các lợi ích về đất đai như người Việt Nam ở trong nước.
Theo ông Hoà, người Việt định cư nước ngoài, có giữ quốc tịch, tức là họ vẫn còn có mối quan hệ với quê hương, có quyền, lợi ích và trách nhiệm với quê hương, gia đình, người thân. Chính vì vậy, cần đảm bảo quy định pháp luật về quyền và lợi ích đất đai cho họ.
Còn đối với đối tượng người Việt định cư ở nước ngoài, nhưng không giữ quốc tịch, bỏ quốc tịch, không thể được hưởng quyền lợi ích và trách nhiệm đất đai đối với đất nước, quê hương và thân nhân nữa.
Đại biểu Trần Văn Lâm, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính- Ngân sách, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang) cho rằng nhiều đại biểu nêu rằng Nhà nước nên đứng ra thu hồi đất để đảm bảo công bằng và thuận lợi.
Ông Lâm đồng tình vấn đề này cũng sẽ tạo thuận lợi. Tuy nhiên, Nghị quyết 18 đã nêu quan điểm của Đảng phải tuân thủ nguyên tắc thỏa thuận trong việc thu hồi đất.
Vấn đề thỏa thuận theo tôi cũng phải làm rõ nguyên tắc là thỏa thuận nhưng khi nào thì thỏa thuận, thỏa thuận ra sao? Theo tôi, nguyên tắc thỏa thuận đảm bảo nguyên tắc thị trường rất đúng, rất hợp lý và chúng ta cần phải tuân thủ.
Ông Lâm cho rằng, khi đã vào thị trường thì việc mua và bán là phải bán cái gì của ta có, mua cái người khác. Ở đây chúng ta phải phân biệt đất thu hồi cho các dự án nhà ở thương mại, nếu là đất ở thì 2 bên buộc phải thỏa thuận, nếu là đất nông nghiệp thì chưa phải là đất ở, vấn đề chuyển sang đất ở là thẩm quyền của nhà nước.
"Như vậy, chỉ có thể nhà nước đứng ra thu hồi, sau đó chuyển quyền và chuyển cho dự án nhà ở thương mại thì lúc bấy giờ tiến hành đấu giá như rất nhiều các đại biểu đã nêu, như vậy sẽ hợp lý", ông Lâm nêu.
Theo Đại biểu, đối với đất nông nghiệp lại chuyển sang cho các dự án sản xuất nông nghiệp của các doanh nghiệp, khi đó quay trở lại phải thỏa thuận để đảm bảo nguyên tắc thị trường mua cái gì, bán cái gì là bán đúng cái của mình có, chứ không thể bán cái của người khác.
"Hiện nay thị trường 2 bên thỏa thuận người dân cứ nghĩ rằng đất đấy của tôi khi chuyển là đất ở, cho nên đòi hỏi bồi thường với giá đất ở. Cho nên nó mâu thuẫn và không thể đền bù được, chênh lệch giá sau này vào một phần của doanh nghiệp nên tạo ra sự bức xúc", ông Lâm nói.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.