Theo mong muốn của nhiều nông dân, tại hội nghị đối thoại, nông dân, cán bộ Hội ND và các đại biểu tham dự cần tập trung vào các vấn đề đang cấp thiết hiện nay như mở rộng hạn điền; điều kiện tiếp cận tín dụng cho sản xuất nông nghiệp; giải pháp xử lý mạnh tay vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng; giải quyết vấn đề tiêu thụ nông sản…
Kỳ vọng gỡ khó cho bà con
Phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, nhất là đầu tư làm nông nghiệp công nghệ cao yêu cầu có vốn lớn. Ảnh: Trần Quang
"Trong thời gian tới, chúng ta phải có chính sách hỗ trợ tập huấn, chính sách ứng dụng công nghệ cao nhiều hơn cho bà con để người dân tự tin và áp dụng nhiều công nghệ hơn trong sản xuất, chăn nuôi".
Ông Nguyễn Đăng Vang
(Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam)
|
Chia sẻ với chúng tôi, ông Trần Thanh Sơn - Giám đốc HTX Bình Định, huyện Kiến Xương (Thái Bình) cho hay: Đây là lần thứ 2, Trung ương Hội NDVN, Báo NTNN tổ chức cuộc đối thoại giữa người đứng đầu Chính phủ với nông dân. Lần thứ nhất tổ chức tại tỉnh Hải Dương năm 2018 rất thành công. Ông Sơn cho rằng, lần thứ 2 này sẽ diễn ra tại Cần Thơ, bà con cả nước cũng đang rất kỳ vọng sẽ vào cuộc đối thoại này sẽ giúp tháo gỡ thêm nhiều vấn đề tam nông đang được quan tâm như: Hỗ trợ liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, nhà ngân hàng… trong việc hình thành chuỗi giá trị nông sản.
Ông Trần Nguyễn Hồ-một trong những nông dân ở tỉnh Tiền Giang đi đầu trong việc chăn nuôi chim cút sạch xuất khẩu trứng cút sạch sang thị trường Nhật Bản, Đài Loan trăn trở, gần đây liên tục phải giải cứu các loại nông sản như củ cải, khoai tây…, điều đó phần nào phản ánh rất rõ nét tính bất ổn của thị trường nông sản. Tại sao các doanh nghiệp tiêu thụ, chế biến và người nông dân lại chưa gặp nhau? Giải pháp nào để nông sản Việt Nam luôn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc? Tại sao có nhiều sản phẩm rơi vào cảnh ế thừa nhưng lại vẫn nhập khẩu từ nước ngoài?
Theo ông Hồ để giải quyết được vấn đề này, Thủ tướng và Chính phủ cần có nhiều giải pháp đồng bộ hơn nữa. “Trong hội nhập, cạnh tranh gay gắt, muốn phát triển, nông sản Việt Nam đi được xa, bền vững thì mối liên kết này phải trở thành nhu cầu tự thân của mỗi bên, trong đó chính sách nhà nước đóng vai trò như tạo con đường lớn thông thoáng, hướng dẫn quy định, quy chuẩn đi lại, ứng xử…”-ông Hồ đề xuất.
Nhiều ý kiến của doanh nghiệp nông nghiệp đều gặp nhau ở nhận định chung rằng, những hình mẫu liên kết trong sản xuất nông nghiệp, gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, đem lại lợi ích hài hòa cho các bên đã có ở nước ta, nhưng chưa nhiều. "Người nông dân có thể trở thành người lao động của doanh nghiệp, hoặc là cổ đông của chính doanh nghiệp đó. Có như vậy, liên kết mới bền, hai bên chia sẻ lợi ích, chấp nhận lời ăn lỗ chịu trong kinh doanh, thì mới không còn cảnh phá"-ông Trần Thanh Sơn, Giám đốc HTX Bình Định, huyện Kiến Xương (Thái Bình) khẳng định.
Công bằng hơn với nông dân
Ông Hoàng Văn Trường - Chủ tịch Hội ND xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên) thì cho rằng: Có rất nhiều vấn đề nông dân lo lắng, bức xúc nhưng nỗi lo về chất lượng vật tư nông nghiệp đầu vào đang là vấn đề “nóng” nhất hiện nay. "Từ giống cây trồng, con giống trong chăn nuôi, thủy sản đến các vấn nạn về phân bón giả, thuốc bảo vệ thực vật chất lượng… đều khiến nông dân thua lỗ, làm ăn không hiệu quả. Nếu không thể kiểm soát được chất lượng vật tư nông nghiệp đầu vào thì không bao giờ có sản phẩm năng suất, chất lượng cao. Như thế thì làm sao nông sản có thể bán được trong nước chứ chưa nói đến xuất khẩu"- ông Trường nói.
Đề đạt với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ông Dương Văn Thanh, xã Tân Tiến, TP.Vị Thanh (Hậu Giang) cho hay: Bên cạnh vấn đề chất lượng vật tư nông nghiệp, vấn đề tiếp cận vốn cũng đang được hội viên, nông dân rất trăn trở. Mặc dù đã có nhiều tổ chức tín dụng, các ngân hàng, kể cả ngân hàng cho vay vốn ưu đãi, nhưng nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã gặp khó trong tiếp cận vốn, đặc biệt là nguồn vốn lớn.
“Sản xuất nông nghiệp hàng hóa, chất lượng cao, hay đầu tư làm nông nghiệp công nghệ cao yêu cầu vốn lớn, thu hồi vốn trong thời gian dài bởi tỷ xuất lợi nhuận nhiều ngành nông nghiệp đang còn thấp. Vì vậy, chính sách cho vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp cần được điều chỉnh, sửa đổi theo hướng thông thoáng hơn, mức vay lớn hơn, kỳ hạn trả nợ gốc, lãi linh hoạt hơn, đặc biệt nghiên cứu tối giản các thủ tục hoặc phần thủ thục đó ngân hàng phải tham gia hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân…”- ông Thanh đề nghị.
Chia sẻ tâm tư của mình, ông Hoàng Trọng Thủy - chuyên gia nông nghiệp cho hay: Chính sách xoay trục nông sản “từ lúa gạo - thủy sản - cây ăn quả sang thủy sản - lúa gạo - cây ăn quả” bước đầu đã có hiệu quả. Tuy nhiên, ngành tôm còn chậm nhất là 2 khâu: Quy hoạch và giống.
Cứ tình trạng này thì đến năm 2025 khó thể đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD - Tôi rất muốn người đứng đầu Chính phủ chia sẻ về chính sách và giải pháp căn cơ để tháo gỡ khó khăn, giúp người nuôi tôm và ngành tôm phát triển.
|
Nông dân nuôi gà khỏe, trồng rau công nghệ cao
Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội ND TP.Hà Nội đã hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, mang lại hiệu quả kinh tế lớn.
Hình thành trang trại công nghệ cao
Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng khép kín theo chuỗi của anh Đặng Hữu Hỷ ở xã Sơn Công (huyện Ứng Hòa) là một trong những mô hình điểm trong phát triển chăn nuôi gia cầm ứng dụng công nghệ cao. Anh Hỷ chia sẻ, năm 2017 được Quỹ HTND TP.Hà Nội cho vay 500 triệu đồng, anh đã mạnh dạn xây dựng mô hình nuôi gà đẻ trứng. Hiện, trang trại của anh đang nuôi 20.000 con gà đẻ trứng, mỗi ngày cung cấp cho thị trường khoảng 19.000 quả trứng. Với giá bán 1.500 đồng/quả, trừ chi phí, mỗi tháng trang trại của anh Hỷ thu lãi 50 triệu đồng.
Từ nguồn vốn Quỹ HTND, nhiều nông dân Hà Nội đã mạnh dạn đầu tư mô hình trồng rau trong nhà lưới mang lại hiệu quả cao. (ảnh: Thu Hà)
Chủ tịch Hội ND huyện Ứng Hòa Phạm Văn Hoạch cho biết, 2 năm qua, toàn huyện có hơn 2.000 hội viên nông dân được vay vốn từ Quỹ HTND thành phố với số tiền trên 35 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, Ứng Hòa đã hình thành và phát triển được 16 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Mạnh dạn đầu tư
Khác với nhiều địa phương là doanh nghiệp làm chủ các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hà Nội có tới hơn 80% các dự án do người nông dân làm chủ và mức đầu tư khoảng 1-5 tỷ đồng. Chủ tịch Hội ND TP.Hà Nội Lê Trọng Khuê khẳng định, để các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển mạnh ở tất cả các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, chế biến, Hội ND TP.Hà Nội đã đa dạng các phương thức hỗ trợ nông dân, từ vay vốn, tập huấn đến xây dựng thương hiệu.
Trong giai đoạn 2009 - 2019, Ban điều hành Quỹ HTND TP.Hà Nội đã chỉ đạo Hội ND các huyện, thị xã hướng dẫn xây dựng dự án, thẩm định, phê duyệt ủy thác giải ngân hơn 1.524 tỷ đồng cho 5.270 dự án vay vốn. |
Cụ thể, hiện, Hội ND TP.Hà Nội đang quản lý nguồn vốn Quỹ HTND đạt trên 554 tỷ đồng, được giải ngân thực hiện 389 dự án với hơn 8.000 hộ nông dân hưởng lợi, trong đó có nhiều nông dân mạnh dạn đầu tư công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Các cấp Hội ND TP.Hà Nội cũng phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện ủy thác cho 62.945 hộ nghèo và đối tượng chính sách vay với tổng dư nợ đạt hơn 1.700 tỷ đồng; phối hợp Ngân hàng NNPTNT thực hiện chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn cho 23.814 thành viên vay với tổng dư nợ đạt gần 1.400 tỷ đồng.
“Thời gian tới, Hội ND thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo Quỹ HTND thành phố tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho nông dân vay vốn triển khai các dự án, mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, liên kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động của quỹ để phát huy hiệu quả hơn nữa...” - ông Khuê thông tin.
Thu Hà
|
10 năm nông thôn mới đạt kết quả to lớn, không thể ngờ
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đã chỉ đạo như vậy tại Hội nghị 10 năm xây dựng Nông thôn mới tại Bình Dương, tổ chức mới đây.
Theo ông Nam, hiện nay tại một số tỉnh, thành, việc xây dựng nông thôn mới (NTM) do bám sát nội dung tiêu chí và thiếu linh hoạt đã cứng hóa đường làng ngõ xóm, biến nông thông thành đô thị, làm mất bản sắc nông thôn.
Tại hội nghị, ông Nam cho rằng, nếu Bình Dương xây dựng NTM gắn với quá trình đô thị hóa - công nghiệp hóa cần nhắm đến 2 mục tiêu: Nếu vùng nào dự kiến lên đô thị thì phải có kế hoạch lên hẳn đô thị chứ không làm NTM rồi làm đô thị sẽ rất lãng phí. Và nếu đô thị hóa nông thôn thì phải có kế hoạch giữ gìn bản sắc nông thôn chứ không bê tông hóa trắng.
Theo ông Trần Thanh Liêm - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, những năm qua, Bình Dương có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, tăng dân số cơ học rất nhanh.
Điều này dẫn đến, một số tiêu chí trong xây dựng NTM thiếu tính bền vững, như: nước sạch, y tế, giáo dục… Việc triển khai tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM chưa hiệu quả khiến còn một bộ phận nông dân có thu nhập còn thấp…
Trần Đáng
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.