Tại sao Đức đã tới sát ngoại ô nhưng không thể vào tới Moscow

PV Thứ tư, ngày 16/11/2022 08:30 AM (GMT+7)
1,8 triệu quân Đức không thể khuất phục được Moscow, nơi được bảo vệ bởi 1,1 triệu quân Liên Xô; trong khi quân đội Liên Xô quét sạch hàng triệu quân Đức ở Berlin.
Bình luận 0

Tại sao kết quả chiến dịch Moscow và Berlin lại khác nhau?

Trước hết chúng ta phải hiểu, hình thái của hai chiến dịch là hoàn toàn khác nhau. Đầu tiên chúng ta hãy nhìn vào chiến dịch Moskva:

Trong chiến dịch Moskva, tổng sức mạnh của quân đội Liên Xô không phải là 1,1 triệu quân, mà chính xác là 1,1 triệu quân khi mới bắt đầu chiến dịch.

Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, quả thực rất khó để chống lại 1,8 triệu quân Đức, khi đang ở trong thế "thắng như chẻ tre". Thực tế cho thấy, trong đầu chiến dịch Moskva, trận Vyazma và Bryansk, quân đội Liên Xô bị giáng đòn nặng.

Quân đội Liên Xô rất khó chống lại chiến lược bao vây hai cánh của quân Đức, đó là sử dụng tập đoàn bộ binh trung tâm, chủ yếu tiến công theo kiểu "đánh chắc, tiến chắc"; còn lực lượng hai bên sườn sử dụng các đơn vị thiết giáp cơ động cao, đánh hai bên sườn quân Liên Xô phòng ngự.

Tại sao Đức đã tới sát ngoại ô nhưng không thể vào tới Moscow - Ảnh 1.

Vào thời điểm này, quân đội Liên Xô vẫn còn tương đối máy móc; vẫn thực hiện chiến lược "phòng ngự tử thủ", nên không thể rút lui hoặc đột phá một cách tùy tiện.

Một khi quân đội Đức bao vây hai bên sườn để cắt đứt đường tiếp tế phía sau của quân đội Liên Xô và chặn đường rút lui, quân đội Liên Xô trong vòng vây sẽ tồn tại nhiều nhất là một đến hai tuần, và sau đó sẽ hoàn toàn sụp đổ.

Quân đội Liên Xô trong trận Vyazma và Bryansk đã bị đánh bại trong tình huống như vậy.

Trong cả hai trận đánh, quân đội Đức đã tiến sâu phá vòng vây với lực lượng thiết giáp tinh nhuệ của mình, sau đó chia cắt và bao vây quân đội Liên Xô. Quân đội Liên Xô trong vòng vây không thể cầm cự được lâu và kết quả là 67.000 người đã bị bắt.

Tại sao Đức đã tới sát ngoại ô nhưng không thể vào tới Moscow - Ảnh 2.

Tuy nhiên, sau đó, quân đội Liên Xô đã nhanh chóng điều chỉnh chiến lược và áp dụng chiến lược phòng ngự theo chiều sâu và phòng thủ nhiều lớp.

Sau khi Cụm tập đoàn quân Trung tâm của Đức giành được những thắng lợi ban đầu, nhưng Quân đội Liên Xô đã kịp củng cố tuyến phòng ngự Mátxcơva có quy mô khổng lồ, với chiều sâu hơn 300 km.

Để xây dựng tuyến phòng thủ này, Liên Xô đã huy động một số lượng lớn dân thường, trong đó đã có 250.000 phụ nữ và thanh thiếu niên tham gia xây dựng.

Các tướng Đức cho rằng, việc tấn công vào tuyến phòng ngự này sẽ tốn nhiều thời gian và tổn thất rất lớn, nên họ cố gắng chọn đường vòng.

Nhưng do tuyến phòng ngự không chỉ có chiều sâu, mà còn có cả chiều rộng, nên quân Đức không có chỗ cho đường vòng; nên buộc phải tiến hành đột phá vào trận địa phòng ngự kiên cố.

Phần quan trọng nhất của chiến dịch Moscow là quân Đức không thể tạo được thế bao vây Moscow.

Quân Đức chiến đấu ác liệt cho đến ngày 15/11, khi bị tổn thất nặng nề, họ cố gắng bao vây và hội quân tại Noginsk, phía đông thủ đô Moscow.

Tuy nhiên, hiệu quả chiến đấu của các Tập đoàn quân thiết giáp số 2, 3 và 4 của Đức đã bị cạn kiệt. Sau hơn nửa tháng chiến đấu ác liệt trong cái lạnh khắc nghiệt, quân Đức vẫn không thể hoàn thành việc bao vây Moskva.

Trong khi đó, quân đội Liên Xô tiếp tục tăng viện và sức mạnh chiến đấu của họ cuối cùng đã vượt trội hơn rất nhiều so với quân Đức; đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại của quân đội Đức.

Tóm lại, quân Đức tham gia chiến dịch Moskva có hai vấn đề rất lớn:

Thứ nhất, mặc dù có 1,8 triệu quân Đức trên tham gia chiến dịch, nhưng hàng trăm nghìn quân trong số đó là quân của các nước chư hầu và hiệu quả chiến đấu của các đơn vị này rất hạn chế.

Không thể bao vây Moscow, quân Đức chỉ có thể mong đợi giành được chiến thắng trong cuộc tấn công trực diện, buộc Liên Xô phải sụp đổ và rút lui.

Do các cuộc hành quân liên tục, Cụm tập đoàn quân Trung tâm, nơi tấn công chính của Đức, đã sử dụng hết lực lượng dự trữ và số quân hiện có đang chiến đấu ít hơn một chút.

Ngược lại, quân đội Liên Xô vẫn tiếp tục được tăng viện. Ban đầu, quân đội Liên Xô chỉ có 1,1 triệu quân khi bắt đầu chiến dịch, nhưng đã tăng vọt lên 2,7 triệu quân vào cuối chiến dịch.

So với sự gia tăng của quân đội Liên Xô, quân đội Đức giảm mạnh từ 1,8 triệu quân xuống còn 1 triệu. Thực lực hai bên chênh lệch gần gấp ba lần, quân Đức lại là bên tấn công, không thể có ưu thế.

Điều đáng sợ nhất là sức mạnh của quân đội Liên Xô luôn được gia tăng. Ngay cả trong giai đoạn phản công tổng lực cuối cùng, vẫn có 300.000 quân tiếp viện của Liên Xô đóng tại Siberia tăng cường.

Tại sao Đức đã tới sát ngoại ô nhưng không thể vào tới Moscow - Ảnh 3.

Thứ hai là do ảnh hưởng của thời tiết xấu.

Không lâu sau khi cuộc tấn công của quân Đức bắt đầu, tuyết và mưa lớn bắt đầu gần Moscow.

Các con đường đã biến thành đầm lầy hoặc đất đông lạnh phủ đầy tuyết bất thường và nhiệt độ đã giảm xuống dưới âm 20 độ.

Mùa đông ở Đức không quá lạnh, quân đội Đức không có kinh nghiệm tác chiến trong môi trường nhiệt độ thấp như vậy, có rất nhiều người chết cóng và quân Đức gần như tê liệt. Những tổn thất do thời tiết xấu gây ra, cũng tương tự như tổn thất trong các trận chiến ác liệt với quân đội Liên Xô.

Người Đức cũng dự đoán thời tiết sẽ có tác động, nhưng không ngờ tác động lại nghiêm trọng như vậy.

Vào cuối tháng 10, quân Đức đã kiệt sức, chỉ còn 33% số xe máy còn hoạt động và các sư đoàn bộ binh chỉ còn 33-50% sức mạnh của họ. Xe máy phải khởi động liên tục, nếu không khi tắt máy sẽ không khởi động lại được; điều này đã làm xe máy của quân Đức hao mòn nhanh chóng.

Sự cố sập đường tiếp tế khiến quân đội Đức thậm chí không thể vận chuyển kịp thời quân trang giữ ấm ra tiền tuyến.

Vào tháng 11/1941, quân Đức sẽ cố gắng áp sát Moscow ở hai bên cánh và tấn công vào các vị trí bị phá vỡ ở trung lộ, nhưng rất khó khăn. Mặc dù phân đội đội tiên phong của Đức có thể nhìn thấy ngọn tháp của Điện Kremlin bằng ống nhòm, nhưng đó là tất cả những gì tốt nhất mà họ làm được.

Đến đầu tháng 12/1941, khi quân đội Đức buộc phải dừng cuộc tấn công, đã có hơn 130.000 binh sĩ không thể chiến đấu vì chết cóng.

Khi quân Đức buộc phải dừng lại vào tháng 12, Quân đội Liên Xô nhân cơ hội tổng phản công, với lực lượng dự bị gồm 58 sư đoàn làm mũi phản công chính.

Quân Đức đã hết lực, buộc phải rút lui từ 100 đến 200 km về phía sau và chiến dịch Moscow kết thúc trong thất bại của quân Đức.

Quân Đức sau đó vẫn còn cơ hội "lội ngược dòng", nhưng thất bại trong chiến dịch Moskva cho thấy, Liên Xô đủ khả năng đối phó với quân Đức trong các chiến dịch phòng thủ.

Chiến dịch đánh chiếm Berlin của Quân đội Liên Xô

Bốn năm sau khi quân đội Đức quốc xã phát động Chiến dịch Barbarossa, để xâm lược Liên Xô với thế chẻ tre, thì vào năm 1945, gió đã đổi chiều.

Năm 1941 trong chiến dịch Matxcơva, quân đội Liên Xô ở thế phòng ngự và liên tục được tiếp viện và cuối cùng với 2,9 triệu quân, chống lại 1 triệu quân Đức đang tấn công, đương nhiên là thắng chắc.

Tuy nhiên, quân Đức ở phía phòng thủ trong chiến dịch Berlin không có quân tiếp viện và họ hoàn toàn bị mắc kẹt.

Có 2,5 triệu quân Liên Xô tham gia chiến dịch Berlin, tất cả đều là lực lượng chủ lực tham chiến.

Ngược lại, quân Đức có quân số danh nghĩa là 1 triệu quân, nhưng trên thực tế chỉ có 760.000 người. Trong số 760.000 người, một phần ba là quân được tập hợp ngẫu nhiên.

Hầu hết trong số họ là các đơn vị pháo phòng không của Đức, lính hậu cần, lính văn phòng và thậm chí cả Quân đoàn Thanh niên Hitler và các cựu binh được tạm thời tuyển vào quân đội. Một số lính Đức dưới 17 tuổi, một số trên 45 tuổi, khả năng chiến đấu không cao.

Tại sao Đức đã tới sát ngoại ô nhưng không thể vào tới Moscow - Ảnh 4.

Giữa hai bên cũng có khoảng cách rất lớn về vũ khí trang bị, quân đội Liên Xô có hơn 6.000 xe tăng và pháo tự hành, còn quân đội Đức chỉ có hơn 1.000 chiếc. Quân đội Liên Xô có hơn 40.000 khẩu pháo, trong khi quân Đức chỉ có 9.000 khẩu.

Ngoài ra, quân đội Liên Xô có 7.500 máy bay chiến đấu, dù quân Đức có 2.200 chiếc nhưng họ đã hoàn toàn mất ưu thế trên không, máy bay chiến đấu rất khó cất cánh.

Ngoài sự chênh lệch về sức mạnh giữa hai bên, điều tồi tệ hơn nữa là quân đội Đức không được tiếp tế. Vũ khí và đạn dược ở Berlin chỉ có thể tồn tại trong khoảng 15 ngày chiến đấu và ngay cả nguồn cung cấp lương thực cũng bị cắt đứt.

Quân số và hỏa lực của Liên Xô có ưu thế gấp 4,5 lần phía Đức và đây là trận Liên Xô phải quyết thắng.

Nếu Quân đội Liên Xô bị quân Đức đánh bại hoặc cầm chân ở Berlin, thì liên quân Anh và Mỹ tiếp tục tấn công và số phận Berlin cũng sẽ bị kết liễu.

Vì lý do như vậy, Quân đội Liên Xô không muốn chiếm Berlin ngay mà tập trung chiếm các vùng Đông Đức trước Anh, Mỹ và Pháp. Tuy nhiên Quân đội Liên Xô vẫn tiến hành chiến dịch bao vây Berlin. Với nguồn cung cấp ở thành phố Berlin, sẽ không tồn tại được lâu và quân Đức sẽ tự sụp đổ.

Mặc dù chỉ tiến hành chiến dịch bao vây, nhưng quân đội Đức ở Berlin vẫn tồn tại trong 20 ngày, khiến quân Liên Xô thương vong hơn 300.000 người, mất hơn 2.800 xe tăng trong 18 ngày từ ngày 1 đến 19/4/1945.

Trong chiến dịch Berlin, nhiều đơn vị quân Đức đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng; và ngay cả chính quốc trưởng Hitler, khi quân đội Liên Xô đã tấn công cách boongke vài trăm mét, ông ta mới tự kết liễu đời mình bằng thuốc độc.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem