Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Vào năm 617, Lý Thế Dân khuyên cha là Lý Uyên khởi binh phản nhà Tuỳ. Cùng với việc có công đánh dẹp các lộ anh hùng thiên hạ, đem lại cơ nghiệp nhà Đường, Lý Thế Dân được xem như một Khai quốc Hoàng đế, đồng sáng lập nhà Đường với Đường Cao Tổ.
Năm 626, Lý Thế Dân lên ngôi vua. Là một hoàng đế tài ba, chính ông đã thiết lập nên sự cường thịnh của nhà Đường.
Thế nhưng, thân là vua một nước, Lý Thế Dân không bao giờ tổ chức sinh nhật sau ngày đăng cơ. Tại sao lại như vậy trong khi tổ chức mừng sinh nhật là một trong những nghi lễ truyền thống trong xã hội Trung Quốc?
Giải thích cho hành động này, Lý Thế Dân cho rằng, ngày ông ra đời là ngày người phụ nữ thân sinh ra ông phải chịu nhiều đan đớn, vì thế, trong những ngày này, ông thường đau lòng thay vì hân hoan.
Cuốn "Trinh Quán chính yếu – chương 7 – luận lễ lạc" có ghi chép: Vào ngày Quý Sửu, tháng 12, năm Trinh Quán thứ 17, Đường Thái Tông nói với quần thần của mình rằng:
"Hôm nay là sinh nhật Trẫm, dân gian cho rằng trong ngày sinh nhật của bản thân có thể vui vẻ thoải mái, nhưng cứ đến ngày này, lòng trẫm lại vô cùng xót xa, lại thêm nhớ song thân.
Hôm nay, Trẫm đã là vua một nước, thiên hạ no đủ thái bình, Trẫm muốn có thể báo hiếu, chăm sóc cho phụ mẫu nhưng mãi mãi chẳng bao giờ có thể thực hiện được nữa.
Trẫm giống như Tử Lộ - đệ tử của Khổng Tử, mang trong lòng một nỗi tiếc nuối không thể mang gạo nuôi cha mẹ (năm xưa Tử Lộ trong lúc quá nghèo khó, bản thân ăn đói mặc rét vẫn vượt xa ngàn dặm mang gạo về cho cha mẹ).
Trong "Thi kinh" có viết: "Ai thương cha mẹ ta, sinh ta ra thật vất vả, khổ sở", làm sao có thể tổ chức yến tiệc linh đình trong ngày bố mẹ chịu bao vất vả! Đó thật là hành vi trái với lễ pháp."
Đường Thái Tông nói xong, nước mắt chảy dài, quần thần cũng rơm rớm nước mắt, thay nhau an ủi vua.
Trên thực tế, trong tất cả các sách cổ cũng ghi chép, trước thời Ngụy Tấn cũng không có hoạt động tổ chức mừng sinh nhật. Chỉ trong "Lễ ký – nội tắc" có viết:
Vào thời cổ đại, nếu sinh con trai thì bên trái của cửa chính sẽ treo một cái cung gỗ, nếu sinh con gái thì bên phải cửa chính sẽ treo một chiếc khăn. Đây là nghi lễ sớm nhất của người xưa về việc đón trẻ nhỏ vừa chào đời.
Sau thời Ngụy Tấn, đến thời Nam Bắc triều, dần dần có những ghi chép liên quan về việc đón sinh nhật.
Theo đó ở khu vực Giang Nam, người dân hình thành trào lưu đón sinh nhật bằng cách tổ chức một bữa tiệc lớn vào ngày đặc biệt đó, dù là cha mẹ còn hay mất, họ vẫn sẽ mời khách, ăn uống vui vẻ, không hề có cảm giác thương cảm, xót xa.
Tuy nhiên, tổ chức ăn uống tiệc tùng vui vẻ trong ngày sinh nhật lại không phải là tập tục truyền thống thực sự của người Trung Quốc.
Theo ghi chép, Lương Nguyên Đế - Hoàng đế nhà Lương thời Nam Bắc triều trong ngày sinh nhật mình đều ăn chay, tổ chức phật giáo pháp hội, tuyên truyền phật pháp, song thân của ông đều tín phật, vì thế ông chọn hình thức này để mừng ngày mình chào đời.
Không chỉ hiếu thuận với cha mẹ mà còn thể hiện được việc ông luôn mang ơn sinh thành dưỡng dục của họ trong tâm.
Đến thời nhà Tùy, Tùy Văn Đế Dương Kiên hạ lệnh, trong ngày sinh nhật ông, trong cung không được phép có hoạt động sát sinh, bản thân ông sẽ ăn chay để báo đáp công ơn cha mẹ.
Sinh nhật là ngày người mẹ phải chịu đựng bao đau đớn vất vả để mang một đứa con đến với thế giới, vì thế người cổ đại thường hay gọi ngày sinh nhật là "ngày mẫu nan".
Đường Thái Tông Lý Thế Dân vì am hiểu sâu sắc đạo lý này nên ông đã không tổ chức bất cứ hoạt động gì để mừng ngày sinh của mình.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.