Tại sao mô hình P2P Lending lại có cơ hội tăng trưởng nhanh ở Việt Nam?

Hải Anh Thứ hai, ngày 16/08/2021 09:30 AM (GMT+7)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, trong số 100 công ty P2P Lending – cho vay ngang hàng hiện nay, không ít công ty P2P Lending có nguồn gốc từ nước ngoài, đã đi trước đón đầu tìm cách chiếm thị phần trong nước. Trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi số đang mạnh mẽ dần, thì sự tăng trưởng này là điều tất yếu.
Bình luận 0

Giữa một hệ thống tín dụng ngân hàng đa dạng, mạng lưới rộng khắp, lý do tại sao mô hình P2P lending – Cho vay ngang hàng vẫn tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng công ty cung cấp dịch vụ, lẫn khách hàng? Báo cáo đánh giá tác động của một số loại hình kinh tế chia sẻ tới nền kinh tế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây đã đưa ra những đánh giá hết sức đáng quan tâm.

P2P lending là gì?

P2P lending - Cho vay ngang hàng là hình thức ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0, được thiết kế và xây dựng trên nền tảng công nghệ số để kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay (nhà đầu tư) mà không thông qua trung gian tài chính. Ưu điểm của hình thức cho vay ngang hàng là thay vì phải đến ngân hàng trải qua quá trình xét duyệt phức tạp, người tham gia vay P2P lending được giao dịch trực tuyến dễ dàng.

Tại sao mô hình P2P Lending lại có cơ hội tăng trưởng nhanh ở Việt Nam? - Ảnh 1.

Ông Tạ Thanh Long –Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính VAYONLINE247

Trao đổi với ông Tạ Thanh Long –Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Tài chính VAYONLINE247.

Cùng phát triển dựa trên mô hình kinh tế chia sẻ như Grap, Now… nhưng P2P lending – cho vay ngang hàng với nhiều người vẫn là khái niệm mới. Vậy để nói ngắn gọn nhất về mô hình P2P lending cho những người lần đầu biết đến khái niệm này, ông sẽ nói gì? 

- Thường để giúp khách hàng hiểu rõ P2P lending là gì thì chúng tôi hay giới thiệu P2P lending là Uber hay Grab trong lĩnh vực tài chính, ứng dụng kết nối người vay và người cho vay mà không thông qua trung gian tài chính.

Giữa một hệ thống tín dụng ngân hàng đa dạng và mạng lưới rộng khắp, lý do tại sao P2P lending – Cho vay ngang hàng vẫn phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng mở rộng thị phần, tệp khách hàng?

- Tôi nghĩ lý do là P2P lending – cho vay ngang hàng ra đời, giải quyết đúng vấn đề thị trường tài chính Việt Nam đang cần.

Trong xã hội, việc cho nhau vay tiền cá nhân với cá nhân diễn ra cực kỳ phổ biến, phổ biến đến nỗi có những câu nói gần như đã trở thành châm ngôn "Không cho bạn vay tiền mất bạn. Cho bạn vay tiền mất cả tiền, cả bạn.". Các đơn vị P2P lending ra đời giúp việc cho vay cá nhân với cá nhân diễn ra minh bạch hơn và người vay có trách nhiệm trả nợ hơn cho người cho vay.

Nhìn ở góc độ vĩ mô, sự xuất hiện của các công ty kinh doanh dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ (Fintech) như P2P lending mở ra kênh tiếp cận vốn mới cho những khách hàng trước giờ không đủ tiêu chuẩn vay vốn ngân hàng, con số này phổ biến ở mức khoảng 50%, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ hoặc là những dịch vụ trước giờ ngân hàng chưa thực sự quan tâm hướng đến. 

Tại sao mô hình P2P Lending lại có cơ hội tăng trưởng nhanh ở Việt Nam? - Ảnh 2.

Ông có thể giải thích cụ thể hơn? 

- Như trường hợp vay thế chấp bằng ô tô cũ. Bình thường khi ô tô cũ trên 10 năm thì rất nhiều ngân hàng không hỗ trợ cho khách hàng vay thế chấp. Nhưng với việc vay qua ứng dụng P2P lending việc này có thể được xử lý một cách linh hoạt hơn.

Khi những nhu cầu tín dụng cơ bản của cuộc sống được đáp ứng, thì kênh tín dụng cho vay ngang hàng - P2P lending sẽ tìm được chỗ đứng của mình, đồng thời góp phần làm giảm vấn nạn tín dụng đen khiến nhiều gia đình lao đao.

Đầu tư vào thị trường tín dụng vốn đã khốc liệt, những công ty kinh doanh P2P lending có thế mạnh gì để cạnh tranh?

- Tôi nghĩ đó là sức trẻ.

Nói vui vậy thôi , tôi nghĩ những công ty P2P lending như VO247 chẳng hạn không chọn cạnh tranh trực tiếp mà tiếp cận vào phân khúc còn trống, hệ thống ngân hàng thương mại có thể còn chưa quan tâm hoặc bỏ ngỏ. Chúng tôi không có ý định cạnh tranh trực tiếp lấy khách hàng ở các phân khúc mà ngân hàng đang phục vụ.

Ngoài ra, do phát triển trên nền tảng công nghệ nên sức mạnh của những công ty Fintech như VO247 dựa vào công nghệ, là xu hướng tất yếu của kinh tế số.

Thủ tục vay trực tuyến luôn nhanh chóng, tiết kiệm thời gian hơn cho cả người vay và người cho vay ( nhà đầu tư) .

Việc đơn giản hóa bộ máy nhờ công nghệ giúp các phụ phí được cắt giảm. Tôi lấy ví dụ như VO247 có vài  trăm nghìn khách hàng nhưng số lượng nhân sự luôn duy trì ở mức độ 30 người. Vì tự động hoá được nhiều khâu, nên chi phí nhân sự giảm, việc tìm kiếm và phục vụ khách hàng trên môi trường online có quy mô rộng hơn hẳn các hình thức tiếp cận truyền thống.

Chưa kể đến đó là rất nhiều yếu tố khác nữa trong quy trình cho vay vốn với hệ thống chấm điểm tín dụng linh hoạt, tiêu chí phù hợp, thay vì phải trải qua quy trình xét duyệt  nghiệm ngặt giúp người cần dễ dàng tiếp cận vốn. Chúng tôi luôn lắng nghe nhu cầu của thị trường và khách hàng để đưa ra những sản phẩm phù hợp nhất.

Cảm ơn ông về những thông tin đã chia sẻ!

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem