Tại sao sau khi Tào Tháo qua đời, Tư Mã Ý vẫn chưa dám chiếm quyền?

Thứ bảy, ngày 31/07/2021 18:45 PM (GMT+7)
Trong số những mưu sĩ thuộc giai đoạn cuối thời Đông Hán và đầu thời Tam quốc, Tư Mã Ý được xem là một nhân vật gây ra rất nhiều tranh cãi.
Bình luận 0
Tại sao sau khi Tào Tháo qua đời, Tư Mã Ý vẫn chưa dám chiếm quyền? - Ảnh 1.

Tào Tháo đánh giá cao năng lực của Tư Mã Ý nhưng đồng thời cũng luôn nghi ngờ ông. Ảnh: Phim Tam Quốc Diễn Nghĩa 2010

Tư Mã Ý (179 –251) tự Trọng Đạt, là nhà chính trị, nhà quân sự phục vụ nước Tào Ngụy thời kỳ Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông cũng là người đặt nền móng cho nhà Tây Tấn thay thế nhà Nguỵ.

Tào Tháo vốn vô cùng ngưỡng mộ Tư Mã Ý bởi ông sở hữu tài năng độc đáo của một chính khách và nhà chiến lược quân sự. Vốn giỏi trong việc dùng người, Tào Tháo muốn Tư Mã Ý làm hết sức mình vì đại nghĩa của nhà Ngụy. Một mặt khác, Tào Tháo cũng vô cùng đề phòng trước sự gian xảo của Tư Mã Ý. Trong mắt ông, Tư Mã Ý là một bậc hào kiệt, có tướng mạo hào hiệp, tuy nhiên sở hữu lòng dạ đố kỵ. Những người như vậy rất khó kiểm soát. Chính vì thế, Tào Tháo một mặt trọng dụng tài năng của Tư Mã Ý, mặt khác lại đề phòng, canh gác nghiêm ngặt.

Tại sao sau khi Tào Tháo qua đời, Tư Mã Ý vẫn chưa dám chiếm quyền? - Ảnh 2.

CŨng giống như ông nội Tào Tháo, Tào Duệ luôn đề phòng Tư Mã Ý. Ảnh: Wiki

Tào Duệ khi lên ngôi tuy còn trẻ nhưng tính tình điềm đạm, sáng suốt và có tài phán đoán, quyền hành đất nước nắm chắc trong tay. Cũng giống như ông nội Tào Tháo của mình, Tào Duệ luôn nghi ngờ Tư Mã Ý. Lúc này Tư Mã Ý vẫn đang ở địa vị "người làm công ăn lương" trong nhà họ Tào, sinh tử vẫn nằm trong tay nhà họ Tào nên không dám có ý đồ phản nghịch. Ngoài ra, Tư Mã Ý nhẫn nhục có thể là do các tướng lĩnh trung thành thời Tào Tháo đang chết dần vì tuổi già, trong khi vây cánh mà ông ta nuôi dưỡng cần thời gian để trưởng thành hơn. Bên cạnh đó, Gia Cát Lượng cũng gián tiếp giúp Tư Mã Ý khi liên tục xuất quân đánh bại Tào Ngụy ở phía bắc, Tào Duệ dựa vào Tư Mã Ý để chống lại Gia Cát Lượng nên không dám làm gì.

Thời kỳ đầu Tào Duệ, lực lượng Tư Mã Ý vẫn còn chưa vững chắc. Đối mặt với một vị quân vương hùng mạnh như vậy, Tư Mã Ý tự nhiên có cảm giác kinh hãi. Tư Mã Ý và Tào Duệ giống như một ông chủ sắc sảo và một nhân viên tài giỏi. Tào Duệ đã phát huy khả năng lớn nhất của Tư Mã Ý, đồng thời cũng củng cố uy tín và ảnh hưởng của ông. Trước khi qua đời, Tào Duệ giao cho Tư Mã Ý trách nhiệm cao nhất, nhưng cuối cùng lại là hành động đặt nền móng cho việc nhà Tư Mã soán ngôi quyền lực sau này.

Lê Phương (Sohu)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem