Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Ảnh: I.T
Để đồng ý cho trường mở đào tạo y - dược phải căn cứ vào các điều kiện để đảm bảo chất lượng đào tạo. Để tránh đào tạo tràn lan, chất lượng đầu ra kém, trước đó, Bộ Y tế và Bộ GDĐT đã phối hợp trong việc ban hành các tiêu chí cơ bản với một trường ĐH khi đào tạo mã ngành y – dược. “Bộ Y tế đã có công văn đề nghị Bộ GĐĐT thống nhất không mở ngành tại các cơ sở không đủ năng lực, chứ không phải không đồng ý cho trường đào tạo đa ngành đào tạo về y-dược” – ông Cường cho biết.
Theo ông Cường, đối với một số trường đã được phép mở ngành y - dược, nếu như tuyển đầu vào quá thấp, chất lượng sinh viên kém thì chắc chắn ra trường sẽ khó xin việc, sau này sẽ khó tuyển sinh. Việt Nam mới chỉ có 7 bác sĩ/vạn dân, trong khi các nước phát triển là 30 bác sĩ/vạn dân. Như vậy, nhu cầu bác sĩ của Việt Nam rất lớn, tuy nhiên phải là bác sĩ giỏi, có chuyên môn cao.
Thời gian tới, Bộ Y tế và Bộ GĐĐT sẽ tăng cường hậu kiểm các trường đang được đào tạo ngành y – dược. Cơ sở nào không đáp ứng các yêu cầu, điều kiện cho Bộ Y tế đề xuất, Bộ Y tế sẽ kiến nghị cho ngừng tuyển sinh.
Ths Nguyễn Minh Lợi - Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) thì cho rằng để đào tạo trình độ ĐH y đa khoa thì trường đào tạo phải có các phòng thực hành, phòng thí nghiệm và có đủ lực lượng, đội ngũ giáo viên… Từ tháng 10.2015, Bộ Y tế đã tham gia đoàn thẩm định liên ngành đối với việc mở ngành đào tạo y dược của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ và đồng ý với ý kiến của Bộ GDĐT cho trường mở ngành y dược. Đây là lần đầu tiên Bộ Y tế tham gia thẩm định mở ngành đào tạo trong lĩnh vực y tế.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.