Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Theo đó, từ ngày 1.7.2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng, tương đương tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành.
Lương cán bộ công chức, viên chức đã thấp nhưng lương của nhóm đối tượng cán bộ chuyên trách và không chuyên trách còn thấp hơn rất nhiều. Tiền lương của cán bộ không chuyên trách sẽ thế nào khi tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng từ 1/7/2023 tới đây là câu hỏi của nhiều cán bộ không chuyên trách cấp thôn, xã, phường, thị trấn.
Cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng mức lương cơ sở lên mức 1,8 triệu đồng/tháng chính thức vào ngày 1/7/2023. Theo đó, mức hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội cũng sẽ thay đổi.
PGS.TS Vũ Sỹ Cường - chuyên gia tài chính cho rằng, lạm phát là vấn đề kỳ vọng. Do đó, Chính phủ thông báo tháng 7 tăng lương, giá cả sẽ tăng "đón đầu" từ tháng 1 đến tháng 6, thay vì đợi đến tháng 7 lương tăng giá cả mới tăng.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, nguồn lực tài chính cho việc tăng lương cơ sở đã được cân đối, theo tính toán cần khoảng 60.000 tỷ đồng cho chi phí tăng lương.
Hiện nay Quốc hội đã đồng ý với phương án tăng lương cơ sở của Chính phủ. Tuy nhiên, nhiều ý kiến băn khoăn, vì sao chỉ tăng lương cơ sở mà không cải cách tiền lương. Bên cạnh đó, chuyên gia cũng đề xuất nên tăng lương từ 1/1/2023.
Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị tăng lương cơ sở ngay từ tháng 1/2023, thay vì đợi đến tháng 7/2023 như báo cáo trước đó của Chính phủ. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng, nếu tăng lương sớm từ đầu năm sẽ gây khó khăn cho kiểm soát lạm phát.
ĐBQH Nguyễn Huy Thái cho biết, hiện nay cử tri đang rất lo lắng khi về tình trạng lương chưa tăng, chỉ mới rục rịch tăng thì giá cả nhanh chân chạy trước. Câu chuyện giá –lương- tiền, cái nào đứng trước cái nào để có lợi nhất cho người lao động luôn là câu chuyện người lao động tha thiết quan tâm.