• Khi tăng thuế VAT thêm 1,2 lần ở mỗi hàng hoá, như hàng hoá đang có mức thuế 5% sẽ tăng lên hơn 6%, 10% sẽ tăng lên 12%... tỷ lệ chi tiêu bình quân giảm đi 0,89%, tỷ lệ nghèo tăng lên 0,26 điểm %, tương ứng với khoảng 240.000 người nghèo tăng lên.
  • Trả lời kiến nghị cử tri, Bộ Tài chính cho rằng nếu duy trì thuế suất thuế giá trị gia tăng thấp sẽ mang lại lợi ích cho người giàu nhiều hơn người nghèo vì 20% hộ gia đình nghèo nhất chỉ trả khoảng 9% tổng số thu thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, chuyên gia từng cho rằng việc tăng thuế là đánh mạnh vào túi tiền của dân nghèo
  • Tăng thuế VAT từ 10% lên 12% không ảnh hưởng nhiều tới người nghèo, tăng khung thuế môi trường xăng dầu để bảo vệ lợi ích quốc gia, áp thuế TTĐB với nước ngọt vì 25% dân số trưởng thành béo phì là những lí giải được Bộ Tài chính đưa ra trong những lần đề xuất sửa đổi, bổ sung các Luật thuế Bảo vệ môi trường, Giá trị gia tăng hay Tiêu thụ đặc biệt trong vòng gần 1 năm qua.
  • Trong bối cảnh hiện nay, Bộ Tài chính nên giữ nguyên mức thuế xuất thuế GTGT (VAT) như cũ, không tăng trong 5 năm đầu kể từ khi Luật này có hiệu lực. Sau đó, áp dụng mức thuế suất 6% và 12% như đề xuất trong dự thảo kể từ năm thứ 6 trở đi nhằm tránh ảnh hưởng đến an sinh xã hội và đảm bảo ý nghĩa của việc Chính phủ tăng lương tối thiểu hàng năm cho người lao động.
  • “Lựa chọn tăng thuế GTGT rất nhạy cảm, có tác động xã hội rất lớn. Cần phải có đánh giá tác động kĩ càng. Tăng thuế suất thuế GTGT nên là lựa chọn cuối cùng” – TS. Vũ Đình Ánh nói.