Biên kịch Trần Hoài Văn, người từng công tác tại VFC 8 năm:
“TÁO QUÂN
Thú thật tôi hết sức tránh phát biểu những ý kiến mang tính không ủng hộ về những chương trình của VFC. Dù gì thì đây cũng là nơi tôi từng công tác 8 năm trước khi dứt áo với VTV để dành toàn bộ tâm sức cho KHÍ CÔNG HIMALAYA. Cũng ở đây, tôi đã có nhiều kỷ niệm, trải nghiệm, cảm xúc rất đáng nhớ và tôi luôn biết ơn VFC …
Nhưng chương trình Táo Quân năm nay kịch bản tệ một cách khủng khiếp: NHẠT – NÔNG – XÀM và đặc biệt chèn quảng cáo một cách phản quảng cáo …
Sao lại đến nông nỗi này???
Tôi xin lỗi các đồng nghiệp cũ của mình nếu những lời này làm các bạn phật ý. Nhưng quả thật, không thể nói khác được…”.
Ý kiến của biên kịch Trần Hoài Văn nhận được nhiều sự ủng hộ của bạn bè về sự thô thiển trong quảng cáo, nông cạn trong ý tưởng.
Biên kịch Đỗ Trí Hùng
“Biên kịch Đỗ Trí Hùng từng là người tham gia viết kịch bản Táo Quân từ thời NSND Khải Hưng là Giám đốc VFC và đạo diễn Khải Hưng được coi là cha đẻ của Táo Quân. Nhưng biến Táo Quân trở thành thương hiệu trứ danh là công của đạo diễn Đỗ Thanh Hải. Đạo diễn Đỗ Thanh Hải khôn ngoan khi sử dụng không chỉ một mà một nhóm biên kịch để có thể tận dụng thế mạnh trí tuệ của nhiều người.
Năm ngoái và năm nay biên kịch Đỗ Trí Hùng không còn làm biên kịch cho Táo Quân nữa. Nhưng từ 2-3 năm trước anh đã nói với đạo diễn là nếu không có gì thay đổi thì chương trình sẽ nhàm. Vì dù cho các biên kịch tài năng đến mấy, những diễn viên hài xuất sắc đến mấy, sự sáng tạo của đạo diễn có bay bổng đến mấy, thì mô típ cũ cũng khiến tác phẩm nhàm.
Rốt cuộc thì các Táo đầy khuyết điểm lên chầu, gọi là báo cáo thành tích, thực chất là tự tố cáo mình như những kẻ ăn hại, và rốt cuộc thì ông Ngọc Hoàng già vẫn là nhân vật sáng suốt nhất, úy lạo một tý, khuyên bảo một tý, và kết thúc là chỉ đạo, dạy dỗ…
Mô típ cũ trói buộc những người sáng tạo, từ biên kịch đến đạo diễn, diễn viên. Họ cố làm trò, cố nghĩ vài câu thoại móc máy, ám chỉ xa gần… Trong nghệ thuật, vẫn như thế nghĩa là thụt lùi... tức là chương trình đã dừng lại.
Tôi cũng từng đưa ra ý kiến, thay vì cái khung cũ, thì làm hẳn cái khung mới, tức là tái cấu trúc chương trình, các Táo lên chính là để xét tội Ngọc Hoàng, rằng chính ông chỉ đạo từ cao nhất, rồi đến chúng tôi thực hiện, mới ra nông nỗi này... rồi họ cùng nhau cách chức Ngọc Hoàng...
Rồi từ nay, Ngọc Hoàng sẽ làm có nhiệm kỳ thôi...
Biên kịch Đỗ Trí Hùng rất thông cảm với cách nghệ sỹ sáng tạo chương trình. Giờ đã đến giai đoạn mà dù có tài thánh, cũng khó mà làm hay được nữa!
Biên kịch Đỗ Trí Hùng chỉ còn biết than:
“Biết sao được! Nhiệm vụ của họ là PHẢI LÀM chương trình đó, đồng thời họ cũng không thể, không được phép làm MỚI hơn được!”
Năm nay êkíp xây dựng kịch bản chính gồm 6 người, trong đó có "Giáo sư Xoay" Đinh Tiến Dũng. Phía sau đội biên kịch có cả một ban cố vấn nội dung gồm các nhà báo thuộc ban Thời sự VTV, báo Tuổi trẻ, Cổng thông tin điện tử chính phủ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.