Tập đoàn TH: Tiên phong thúc đẩy bảo vệ môi trường bền vững
Tập đoàn TH: Tiên phong thúc đẩy bảo vệ môi trường bền vững
Minh Ngọc
Thứ tư, ngày 17/06/2020 21:55 PM (GMT+7)
Tập đoàn TH một lần nữa thể hiện vai trò tiên phong, truyền cảm hứng trên hành trình trân quý "Mẹ Thiên nhiên", thúc đẩy tư duy và hành động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong ngành sữa nói riêng, cộng đồng doanh nghiệp nói chung.
Ngày 17/6, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT), Tập đoàn TH chính thức khởi động Liên minh Doanh nghiệp vì Môi trường Việt Nam (VB4E).
Liên minh Doanh nghiệp vì Môi trường Việt Nam (VB4E) là sáng kiến do IUCN khởi xướng và được thành lập cùng với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường (Bộ TN&MT) cùng Tập đoàn TH. VB4E đã được 3 bên ký Biên bản ghi nhớ thành lập tháng 10/2019 với mục đích kết nối giữa các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội hoạt động trong linh vực bảo vệ môi trường cùng thực hiện các dự án bảo tồn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam, đem đến cho các doanh nghiệp cơ hội kết nối và trao đổi các thực hành doanh nghiệp bền vững.
Chia sẻ về lý do Tập đoàn TH quyết định nhanh chóng tham gia đồng sáng lập Liên minh VB4E, bà Hoàng Thị Thanh Thủy, Trưởng Ban Điều phối Phát triển Bền vững Tập đoàn TH cho biết: "Tầm nhìn, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của VB4E tương đồng với chiến lược phát triển bền vững của Tập đoàn TH. Chính sách Phát triển Bền vững mà TH đang thực hiện được triển khai trên tất cả các lĩnh vực mà TH hoạt động.
Chính sách Phát triển Bền vững của TH gồm 6 trụ cột: Dinh dưỡng – Sức khỏe, Môi trường, Giáo dục, Con người TH, Cộng đồng và Phúc lợi động vật. Trong đó, Môi trường là một trụ cột mà TH đặc biệt quan tâm với triết lý "Trân quý Mẹ Thiên Nhiên" – một triết lý xuyên suốt trong mọi hoạt động của TH. Đó là lý do lớn nhất thúc đẩy TH sáng lập và tài trợ cho VB4E".
Trước khi trở thành một trong những thành viên sáng lập của VB4E, Tập đoàn TH cũng đã ghi dấu là một doanh nghiệp tiên phong, dẫn dắt trong việc tìm kiếm, ứng dụng những giải pháp vật dụng gắn với tiêu dùng thân thiện với môi trường, sử dụng nguyên liệu sinh học có thể tái tạo.
Với tôn chỉ hoạt động "Trân quý Mẹ Thiên Nhiên, Người sẽ cho mình tất thảy" cùng tầm nhìn trở thành một doanh nghiệp thân thiện với môi trường và phát triển bền vững, hàng loạt sáng kiến, giải pháp thân thiện với môi trường đã được Tập đoàn TH triển khai, có thể kể đến như: Chấm dứt sử dụng túi nilon tại hệ thống cửa hàng TH true mart, thay thế bằng túi nhựa sinh học từ tháng 5/2018; chấm dứt sử dụng hàng triệu thìa sữa chua bằng nhựa, thay thế bằng thìa sữa chua làm từ nguyên liệu sinh học từ tháng 10/2018.
Tập đoàn TH cũng là doanh nghiệp tiên phong công bố triển khai áp dụng ống hút sữa làm từ chất liệu nhựa sinh học tiên tiến IngeoTM PLA và BioPBSTM, sản xuất từ nguyên liệu thực vật như ngô, sắn, mía.
Đặc biệt, tháng 6/2019, TH tham gia cùng 8 công ty đa quốc gia và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam sáng lập tổ chức Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (Packaging Recycling Organization – PRO Vietnam) với mục tiêu góp phần vì một Việt Nam xanh, sạch, đẹp thông qua việc tạo ra nền kinh tế tuần hoàn, mục tiêu đến năm 2030 sẽ thu gom để tái chế 100% bao bì các sản phẩm đã ra thị trường.
Phát biểu khai mạc, ông Jake Brunner - Trưởng đại diện IUCN tại Việt Nam cho biết: Có mặt ở Việt Nam từ năm 1993, IUCN làm việc chủ yếu với các cơ quan nhà nước và trong thời gian qua, chúng tôi tăng cường chương trình hợp tác với các tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp cũng như tiếp tục duy tri hoạt động hợp tác với các cơ quan nhà nước góp phần tạo ra những thay đổi thực sự.
VB4E sẽ tập trung vào xây dựng ngân hàng ý tưởng, vận động chính sách và nâng cao năng lực. Hoạt động chủ đạo của VB4E sẽ là ngân hàng ý tưởng trực tuyến nơi các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiêp và các bên liên quan khác cùng hợp tác thực hiện các dự án bảo tồn đem lại nhiều tác động.
“Chúng tôi sẽ mở rộng hoạt động hợp tác với doanh nghiệp, đặc biệt với các doanh nghiệp lớn của Việt Nam có tác động đến môi trường. Do đó, chúng tôi rất quan tâm đến chương trình hợp tác với tập đoàn TH, một trong những doanh nghiệp với các sản phẩm từ thiên nhiên và quan tâm đến môi trường”, ông Jake Brunner chia sẻ thêm.
Các dự án hợp tác có thể bao gồm những lĩnh vực chính như: bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý rác thải nhựa, phát triển du lịch bền vững, bảo tồn biển và ven biển, khôi phục cảnh quan rừng, bảo tồn nước và đất ngập nước, năng lượng tái tạo, biến đổi khí hậu. Tham gia VB4E, các doanh nghiệp có thể tăng cường các nỗ lực bảo vệ môi trường thông qua những dự án thực địa, chia sẻ và nhân rộng các thực hành doanh nghiệp bền vững, tham gia vào quá trình vận động chính sách và nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
Ông Dương Thanh An, Viện phó Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường (ISPONRE) chia sẻ: “Chúng tôi coi tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và cơ quan nhà nước là một mục tiêu chiến lược. ISPONRE hiện đang được Bộ TN&MT giao cho là đơn vị trực tiếp hỗ trợ hoạt động đầu tư doanh nghiệp thông qua chương trình MBEST (Nhóm hỗ trợ Doanh nghiệp và Môi trường của Bộ). Chúng tôi nhận được sự ủng hộ lớn từ phía Bộ TN&MT để thành lập VB4E với sự cam kết toàn lực từ phía Viện”.
Tại buổi lễ, tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN (đơn vị thực hiện, tác giả của Sách đỏ Thế giới về các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng) cũng giới thiệu một cơ hội hợp tác mới giữa các doanh nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học, đó là Biện pháp "Bảo tồn Khu vực Hiệu quả khác" (OCEMs – Other Effective Area-Based Conservation Measures) – một phương thức bổ sung cho nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học bên ngoài các khu bảo vệ hay khu bảo tồn chính thức.
Nhà máy Đường Nghệ An (NASU), một công ty thuộc tập đoàn TH, đã và đang có những hoạt động hiệu quả theo phương thức OECM để bảo tồn tính đa dạng sinh học tại khu vực hơn 60ha của đơn vị. Bài tham luận về các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học theo phương pháp OECM tại Nhà máy Đường Nghệ An (NASU) đã nhận được sự quan tâm rất lớn tại buổi lễ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.