Tát đìa
-
Tát đìa mùa khô bắt cá đồng ở miền Tây là hoạt động quen thuộc của nông dân. Ở dịp này, bà con hàng xóm sẽ cùng nhau bắt cá đồng và chọn những con cá ngon nhất để nướng than giữa đồng.
-
Từ khoảng Rằm tháng Chạp âm lịch, người dân vùng giáp ranh các tỉnh Bạc Liêu - Kiên Giang - Hậu Giang lại rộn ràng tát đìa ăn Tết. Tiếng máy tát đìa giòn giã, tiếng mọi người hô vang khi bắt được cá bự... khiến cả xóm cùng vui. Đó cũng là cách ăn Tết riêng của người miền Tây, vẫn được giữ gìn từ xưa đến nay.
-
Khi con nước lũ theo chín nhánh sông trôi về biển cả cũng là lúc các loài cá hùa nhau tìm chỗ trú ở các đìa nước giữa đồng. Người dân quê khi ấy cũng chuẩn bị bước vào mùa tát đìa nhưng hào hứng nhất là những ngày cuối năm khi những con cá đủ lớn, đủ ngon để trở thành “nỗi nhớ” của quê hương.
-
Khi mùa khô đến, nước trên các đồng lúa ở miền Tây bắt đầu cạn dần là lúc cá đồng rút vào các ao, đìa còn nhiều nước. Sau khi tát đìa, bà con sẽ bắt cá lóc nướng trui, cùng nhau chia sẻ thành quả sau những giờ vất vả bắt cá.
-
Điều đặc biệt khi tham gia vào mỗi đợt tát đìa sau vụ lúa ở miền Tây là chắc chắn bạn sẽ được thưởng thức món cá lóc nướng rơm thơm phức, không nơi nào sánh được.
-
Cơn gió bấc se lạnh bất chợt chuyển mình xao xuyến, nhường chỗ cho tiết xuân ấm áp hát khúc khải hoàn. Đây là lúc ngư dân canh theo con nước quăng chài, thả lưới hoặc tát đìa bắt cá làm khô, mắm ăn Tết.
-
Mùa khô, nước trên các cánh đồng bắt đầu cạn là lúc cá đồng lần lượt rút vào các ao, đìa ẩn núp và sinh sản. Bấy giờ người ta rục rịch tát đìa.