Trong thời gian gần đây, liên tiếp diễn ra những vụ phá hoại tài sản người khác diễn ra. Các sự việc này xảy ra khi ô tô đỗ trước cửa nhà nên một số người dân đã không giữ được bình tĩnh và đập phá ô tô, tạt sơn vào xe.
Theo đó, một đoạn video một người đàn ông đã lấy gậy đập vỡ kính, đèn hậu và vỡ gương chiếu hậu của một chiếc xe Toyota Fortuner.
Sau khi video được đăng tải trên mạng xã hội đã nhận rất nhiều ý kiến tranh cãi: Ngoài việc chủ xe nên đỗ xe có ý thức hơn thì nhiều người dùng lên án hành vi của người đàn ông khi phá tài sản của người khác, dù xe đỗ sai cũng không nên có hành động phá hoại xe người khác như vậy…
Mới nhất, một chiếc xe Peugeot 5008 bị tạt sơn vào kính lái và chiếm nửa thân xe khi đỗ trước một cửa hàng.
Quy định dừng đỗ ô tô
Theo Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định rất cụ thể về việc dừng, đỗ xe trên đường bộ.
Cụ thể, Khoản 4 Điều 18, người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe trong các trường hợp sau:
- Bên trái đường một chiều; trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt; song song với một xe khác đang dừng, đỗ; trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau.
- Nơi dừng của xe buýt, trước cổng và trong phạm vi 5m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức, tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; trong phạm vi an toàn của đường sắt che khuất biển báo hiệu đường bộ.
Bên cạnh đó, điều 19 còn quy định, khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 m và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông.
Như vậy, người điều khiển ô tô có quyền dừng, đỗ xe ở những nơi không có biển cấm và không vi phạm quy định về nguyên tắc đỗ xe theo Luật giao thông đường bộ.
Mức phạt hành vi tạt sơn, đập kính ô tô đỗ chắn cửa nhà
Đối với hành vi tạt sơn, đập phá ô tô của người khác đều coi là vi phạm pháp luật với mức xử phạt khác nhau tùy từng trường hợp.
Theo Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định mới về xử phạt hành chính đối với hành vi hủy hoại tài sản người khác, cụ thể như sau:
- Phạt hành chính theo Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP đối với người có hành vi gây thiệt hại đến tài sản của người khác như sau:
+ Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với một trong những hành vi cố ý hủy hoại, làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Hình phạt bổ sung buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản. Người hủy hoại tài sản của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, căn cứ Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), mức phạt đối với Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác quy định thành 4 khung hình phạt như sau:
- Khung 1: Đối với người hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác có giá trị từ 2 đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; Tài sản là di vật, cổ vật.
- Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 - 7 năm:
+ Có tổ chức, gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng. Tài sản là bảo vật quốc gia. Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác để che giấu tội phạm khác; Vì lý do công vụ của người bị hại; Tái phạm nguy hiểm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.