Về hạ tầng giao thông, tỉnh đã tạo ra cơ sở về mặt pháp lý để hiện thực hóa bằng kết quả các chương trình về đường cao tốc. Chương trình đầu tiên do Nhà nước đầu tư đã được Chính phủ đưa vào đầu tư trung hạn 1 tuyến đường cao tốc từ TP.HCM đi Mộc Bài.
Chương trình thứ 2 do Tây Ninh làm chủ đầu tư thực hiện mời gọi đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa để kết nối đồng bộ từ cửa khẩu Mộc Bài lên Xa Mát.
Bí thư tỉnh ủy Trần Lưu Quang (phải) kiểm tra tiến hệ xây dựng dự án thủy lợi phía Tây sông Vàm Cỏ Đông. Ảnh: Nguyên Vỹ
Về chương trình phát triển nông nghiệp, tỉnh đang thu hút được các doanh nghiệp lớn đến đầu tư để dẫn dắt cho nông nghiệp trong tỉnh và kết nối, dẫn dắt người nông dân tham gia. Một số dự án kết nối đã được hiện thực hóa mà mới đây nhất là việc khánh thành nhà máy chế biến rau củ quả Tanifood.
Việc có nơi chế biến và tiêu thụ nông sản được tin tưởng sẽ có chuyển dịch lớn về vùng nguyên liệu, và người dân được kết nối bền chặt hơn; mở ra hy vọng bức phá trong việc gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp.
Sau hội thảo quốc tế năm 2018 về phát triển du lịch, Tây Ninh đặt quyết tâm mạnh mẽ đánh thức các tiềm năng sẵn có rất phong phú loại hình của mình, từ du lịch tâm linh, du lịch truyền thống, du lịch sinh thái cho tới du lịch mạo hiểm, nghỉ dưỡng.
Về chương trình phát triển nguồn nhân lực, cải cách hành chính và ứng dụng 4.0, mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính của tỉnh cũng được cụ thể hóa khi cho ra đời trung tâm hành chính công; ứng dụng ngày càng rộng rãi hơn ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động hành chính. Tây Ninh là tỉnh đầu tiên có sáng kiến giải quyết một số công việc thông qua ứng dụng Zalo trên điện thoại thông minh, đem lại nhiều tiện ích cho doanh nghiệp và người dân.
“Nếu năm 2018 là giai đoạn tăng tốc, nỗ lực tìm kiếm giải pháp vượt qua các thách thức thì từ 2019 trở đi, Tây Ninh quyết tâm về đích hoàn thành các mục tiêu quan trọng” - ông Ngọc nói.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.