Tên lửa Hwasong-14 lần đầu được Triều Tiên phóng thử nghiệm ngày 4.7.
Theo Business Insider, vụ phóng tên lửa Hwasong-14 thành công ngày 4.7 đưa Triều Tiên trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Đây là một trong những loại vũ khí uy lực nhất và gần như không thể đánh chặn.
Không giống bất kỳ loại tên lửa nào khác, ICBM nổi bật nhờ vào khả năng tấn công mục tiêu từ khoảng cách cực xa. ICBM đều có tầm bắn trên 5.500km và phổ biến nhất là 10.000km, chuyên gia an ninh quốc gia Mỹ John Pike cho biết.
“ICBM tạo ra mối đe dọa lớn bởi nó đưa quốc gia sở hữu vượt ra ngoài tầm khu vực, vươn đến toàn cầu”, ông Pike nói. “Dù là xung đột lớn hay nhỏ, một quốc gia có thể de dọa cả thế giới bằng ICBM”.
Một quả tên lửa đạn đạo liên lục địa chiến lược của Mỹ hay Nga đủ sức hủy diệt thành phố. Nhưng trong kịch bản chiến tranh hạt nhân, các cường quốc sẽ phóng tất cả ICBM hiện có trong kho vũ khí để đảm bảo khả năng hủy diệt hoàn toàn nước kia.
Một khi sở hữu ICBM, các cường quốc sẽ trang bị đầu đạn hạt nhân hoặc hóa học cho tên lửa. Rất hiếm khi ICBM được gắn đầu đạn thông thường vì hiệu quả tác chiến không cao so với chi phí sản xuất đắt đỏ.
ICBM hoạt động như thế nào?
Truyền thông Hàn Quốc đăng tải thông tin về vụ phóng tên lửa Triều Tiên.
ICBM là một trong những vũ khí khó chế tạo nhất trong lịch sử. Tên lửa cần có lực đẩy rất lớn để thắng trọng lực, từ đó phóng vật thể nặng như đầu đạn hạt nhân vào quỹ đạo và tới mục tiêu cách xa hàng nghìn km. Quá trình kiểm soát lực đẩy cũng rất tinh vi, nếu không tên lửa sẽ phát nổ.
Một số ICBM sử dụng nhiên liệu rắn, số khác sử dụng nhiên liệu lỏng hoặc kết hợp cả hai. Mục tiêu là tạo ra lực đẩy đủ lớn để đưa đầu đạn đến đích trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể.
Quân đội Mỹ hiện sở hữu ICBM Minuteman III, vốn có thể đạt tốc độ tối đa 24.000km/giờ, gấp 20 lần vận tốc âm thanh. Tên lửa có thể tấn công Triều Tiên trong vòng khoảng 30 phút nếu phóng từ căn cứ ở California.
Để đạt tốc độ cao và khả năng tấn công cực kỳ chính xác, ICBM thường có 3 hoặc 4 tầng nhiên liệu. Lý do là bởi thiết kế từng tầng an toàn và dễ dàng hơn một tầng duy nhất.
Tầng đầu tiên thường được gọi là hệ thống đẩy. Đây là tầng lớn nhất của ICBM, đóng vai trò nâng tên lửa khỏi mặt đất. Một khi sử dụng hết nhiên liệu, tầng một sẽ tách ra để kích hoạt tầng 2. Quá trình này diễn ra tương tự với các tầng sau.
ICBM Minuteman III của Mỹ.
Trong quá trình bay đến mục tiêu, máy tính sẽ giám sát quỹ đạo tên lửa nhờ vào tín hiệu truyền qua vệ tinh. Nhờ đó tên lửa có thể điều chỉnh phương hướng sao cho vụ tấn công đạt độ chính xác cao nhất.
Sau mỗi lần tách tầng, tên lửa bay nhanh hơn vì đạt đến độ cao cần thiết và lợi dụng lực hút của Trái đất để lao thẳng xuống mục tiêu.
Tên lửa Minuteman III có thể mang 3 đầu đạn hạt nhân nhưng đã bị cắt giảm xuống còn 1 bởi thỏa thuận kiểm soát vũ khí chiến lược. Những ICBM hiện đại nhất của Nga thậm chí còn có thể mang theo 10 đầu đạn, tấn công 10 thành phố khác nhau hoặc chỉ tập trung hủy diệt một mục tiêu duy nhất.
Đầu đạn được bọc giáp dày để chịu được nhiệt độ nóng hàng ngàn độ C do bức xạ và ma sát trong quá trình phóng với tốc độ cao. Một số vật liệu tên lửa và cả đầu đạn sẽ bị cháy sém nhưng điều quan trọng là vũ khí hủy diệt bên trong vẫn ổn định.
Một khi lao xuống mục tiêu, đầu đạn sẽ phát nổ bởi va chạm hoặc được trang bị theo dù để kích nổ trên bầu trời, giúp mở rộng bán kính hủy diệt.
Liệu có thể đánh chặn ICBM?
ICBM là vũ khí chiến lược nguy hiểm nhất bởi khả năng gần như không thể bị đánh chặn sau khi phóng. Tên lửa khi tách tầng trở nên rất nhỏ, bay cực nhanh. Việc đánh chặn gần như là nhiệm vụ bất khả thi bởi nếu thất bại một lần, sẽ không có cơ hội đánh chặn lần hai.
Trong các bộ phim bom tấn Hollywood, trung tâm chỉ huy có khả năng ra lệnh tự hủy tên lửa sau khi phóng. Nhưng theo ông Pike, Mỹ và nhiều quốc gia khác không hề có cơ chế tự hủy như vậy, dù là có phóng nhầm đi chăng nữa.
Việc sở hữu ICBM mang đầu đạn hạt nhân sẽ duy trì học thuyết "đảm bảo hủy diệt lẫn nhau" (MAD) . Theo học thuyết này, chỉ cần một nước phóng ICBM, những nước còn lại sẽ phóng toàn bộ kho tên lửa hạt nhân vào các mục tiêu của đối phương.
ICBM có thể mang theo một đầu đạn hoặc nhiều đầu đạn hạt nhân.
Khi đó, ICBM sẽ trở thành vũ khí hủy diệt cả thế giới. Viễn cảnh tồi tệ này khiến các cường quốc phải suy nghĩ kỹ trước khi khơi mào chiến tranh hạt nhân. Năm 2011, Mỹ và Nga ký kết hiệp ước nhằm hạn chế ICBM. Nhưng học thuyết MAD thì vẫn luôn được duy trì.
Quân đội Mỹ đã chi hàng tỷ USD cho hệ thống đánh chặn và phá hủy ICBM. Nhưng bước tiến vẫn còn khá chậm và khả năng đánh chặn thành công chỉ vào khoảng 50%. Công nghệ hạn chế cũng yêu cầu Mỹ phải đánh chặn ICBM ở Thái Bình Dương trước khi quá muộn.
Hồi tháng 5, Washington tuyên bố đã đánh chặn tên lửa đạn đạo thành công, mô phỏng một vụ phóng từ Bình Nhưỡng. Tuy vậy, nhiều chuyên gia tỏ ra hoài nghi về khả năng ngăn chặn Triều Tiên nã tên lửa hạt nhân.
“Vụ thử tên lửa đánh chặn không chứng minh được rằng hệ thống này sẽ hoạt động tốt ở môi trường thực tế, nơi mà đối phương phóng tên lửa ở thời điểm và địa điểm không xác định”, Laura Grego chuyên gia về không gian nhận định.
Hệ thống tên lửa đánh chặn được xây dựng từ lâu của Mỹ sử dụng nguyên lý “thiết bị tiêu diệt” với độ chính...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.