-
Thời gian trôi mà chẳng chờ đợi một ai. Dù lặng lẽ hay ồn ào, một năm rồi cũng qua đi. 365 ngày đã trôi qua với đủ đầy những hương vị của cuộc sống.
-
Mỗi lần con gió chướng thổi về, ngoài vườn tiếng chim ríu rít, mai vàng hé nụ là lòng tôi lại bâng khuâng nhớ Tết, nhớ quay quắt những mùa xuân rộn rã, tưng bừng ở một miền quê xa lắc xa lơ.
-
Ngày còn bé, bao giờ tôi cũng được theo mẹ xuống chợ ngày giáp Tết. Đó là những ngày chợ xã nơi tôi sống đông và vui nhất trong năm. Người lớn tấp nập bán mua. Những người nông dân như mẹ tôi, dì tôi… tranh thủ bán những thứ từ vườn nhà như lá dong, lá chuối, những quả mãng cầu, dừa non… để mua gạo nếp, thịt heo, bánh trái.
-
Tết đã tràn về khắp các con ngõ nhỏ, miên man lòng người những nỗi niềm khó tả. Năm nay, tôi bắt đầu sợ Tết, lại chỉ muốn bỏ xa thành phố mà về quê sống ngày một ngày hai. Và không biết tự lúc nào, những mảng ký ức về bếp lửa của bà đêm giao thừa năm ấy đã khỏa lấp cả nỗi thương, nỗi nhớ trong tôi.
-
Tháng 12 đến tự bao giờ, cơn mưa nhỏ trốn trong kẽ lá bỗng ào xuống mát lạnh, không phải cái lạnh se sắt hôm nào, nhưng cũng đủ làm tôi nhớ những ngày Đông năm xưa đến nao lòng. Mỗi cái tết đi qua, trong tôi lại trào dâng nhiều cảm xúc, để lại nhiều kỷ niệm vui, buồn. Nhưng có lẽ cái tết làm tôi nhớ nhất, để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong đời tôi cho đến bây giờ đó là cái tết năm 2000.
-
Ngày trước, mỗi dịp cuối năm người ta lại chuẩn bị dựng đu. Đó là một hình ảnh quen thuộc mỗi dịp Tết đến, xuân sang, bởi lẽ đánh đu là một trò chơi dân dã, vui tươi của người dân ở nông thôn. Làng nào cũng cố gắng dựng cho mình một chiếc đu thật đẹp, thật ưng ý, để không thua kém làng bên cạnh. Chiếc đu là thứ tiêu khiển trong những ngày Tết, là nơi giúp người ta xả đi nhưng vất vả, lo toan, ưu phiền của năm cũ.
-
Khi còn bé, Tết là dịp đặc biệt với ý nghĩ lớn lao. Chúng tôi được nghỉ học vài ngày trước tết. Cũng từ hôm đó trở đi việc quan trọng với mỗi gia đình là dọn dẹp nhà cửa cho thật sạch sẽ và làm một nồi bánh chưng thật to.
-
Không biết tự bao giờ, câu dân gian truyền miệng “Cu kêu ba tiếng cu kêu, Hăm ba tháng chạp dựng nêu ăn chè” vẫn luôn nằm trong ký ức những người đã từng được sống trong cái thời thanh bình trong luỹ tre xanh với cánh đồng cò bay thẳng cánh.
-
Thế là những hoa đào, hoa cúc, hoa huệ… lại dắt nhau về qua ngõ nhà ông bà tôi... Ở đâu đó trong cái xóm đảo nghèo này, chiều đương ngà ngà khói; khói của củi lửa, bánh chưng và mùi chăn bông chiếu cói đốt đồng…
-
Ông nội nói, hồi xưa nhà nghèo, trường xa, thầy ít nên lên khi lên sáu thay gì đến lớp học chữ, thì nội ra đồng học... chăn trâu. Thời đó, người dân quê nghĩ rằng, đầu tư học nghề chăn trâu là thu hồi vốn luyến ngay. Còn học chữ thì mịt mờ không biết đâu là bời lời và lỗ. Vậy nên đời ông nội có “mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết ... trâu (thay vì là Tết thầy)”.