TGĐ Bóng đèn phích nước Rạng Đông: DN “kém quan hệ” là cái gai trong mắt lãnh đạo

Thanh Xuân Thứ bảy, ngày 25/06/2016 13:04 PM (GMT+7)
“Với những cán bộ cao cấp được đề bạt đúng quy trình đó” doanh nghiệp mà “kém quan hệ”, “không biết điều” là cái gai trong mắt họ”, ông Nguyễn Đoàn Thăng - Tổng giám đốc Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông nói.
Bình luận 0

Tại buổi tọa đàm “Đưa tri thức thành động lực phát triển bền vững”, ông Nguyễn Đoàn Thăng – Tổng giám đốc Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (RAL) tâm sự: “Với những cán bộ cao cấp được đề bạt đúng quy trình đó”, doanh nghiệp mà “kém quan hệ” “không biết điều” là cái gai trong mắt họ”.

Buổi tọa đàm cũng được tổ chức trong bối cảnh dư luận đang chờ kết luật chính thức từ Bộ Công Thương liên quan đến vấn đề bổ nhiệm cán bộ ở Bộ Công Thương vào Sabeco đã được Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) nhiều lần chất vấn.

Kể về câu chuyện cổ phần hóa Công ty Bóng đèn phích nước Rạng  Đông, ông Nguyễn Đoàn Thăng cho rằng, trong giai đoạn 2005 – 2015, từ khi được cổ phần hóa, thoát khỏi cơ chế điều hành bằng mệnh lệnh hành chính, quan liêu và thiếu trách nhiệm, “người Rạng Đông” được dần làm chủ vận mệnh của mình.Việc cổ phần hóa, được thoát khỏi cơ chế Bộ chủ quản điều hành bằng mệnh lệnh hành chính, quan liêu, thiếu trách nhiệm đã giúp cho Rạng Đông phát triển rực rỡ nhất  trong giai đoạn này.

img

Năng suất lao động của công nhân RAL cao gấp 100 lần so với lao động trong nông nghiệp

Nói về kinh nghiệm này, ông Thăng cho rằng: Việc báo chí đang liên tục đưa tin các công trình nghìn tỷ đắp chiếu, các con tầu biển đóng mới hàng trăm tỷ đang biến dần thành đống sắt vụn… đó là bởi vì trong khi, yêu cầu phải đầu tư để đạt chỉ tiêu tăng trưởng nhưng lại vẫn phải bảo đảm mục tiêu  chính trị của ngành. Việc thu hồi vốn đầu tư ra sao thì không cần biết tới! 

Do đó mà việc “các ông bà thứ trưởng”  được đề bạt đúng quy trình trong một thị trường cạnh tranh nhiều thành phần (có cả doanh nghiệp nước ngoài), hay việc  bắt các doanh nghiệp cùng ngành phải cùng nhau giữ giá bán cao để sản xuất không lỗ, phải mua sản phẩm của doanh nghiệp Nhà nước cùng ngành nhằm thể hiện “tinh thần hợp tác XHCN”, hay như chỉ đạo các Tập đoàn, Tổng công ty phải ưu tiên hàng Việt Nam, thực chất là phải mua hàng của Công ty sân sau của mình mặc dù giá cao gấp đôi giá thị trường…là những “nỗi khổ” của người lãnh đạo doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Đoàn Thăng cho biết, trước cổ phần hóa, lợi nhuận hàng năm chỉ 10 tỷ, 12 tỷ, năm cao nhất 17,8 tỷ. Những năm đầu, Nhà nước giữ cổ phần chi phối (51%) lợi nhuận hàng năm tăng lên trên 40 tỷ; Khi Nhà nước chỉ nắm giữ 20,6% cổ phần lợi nhuận hàng năm tăng lên 50 - 100 tỷ, và khi không còn cổ phần Nhà nước nắm giữ, lợi nhuận năm 2015 tăng tới 126,2 tỷ, cổ tức 40%.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem