Thái giám và cung nữ Trung Quốc nảy sinh tình cảm, họ sẽ phải làm thế nào?

Đỗ Vũ Thứ bảy, ngày 01/08/2020 19:31 PM (GMT+7)
Thái giám và cung nữ trong cung cấm Trung Hoa yêu nhau vốn là chuyện cấm kỵ, nhưng bất chấp những quy định khắc nghiệt, họ vẫn nảy sinh tình cảm, thậm chí thành vợ chồng.
Bình luận 0
Thái giám và cung nữ Trung Quốc nảy sinh tình cảm, họ sẽ phải làm thế nào? - Ảnh 1.

Tranh vẽ về các thái giám và cung nữ làm việc trong cung thời Minh. Ảnh: People's Daily

Dưới thời phong kiến Trung Quốc, tồn tại một số chế độ hà khắc đối với những người kẻ hầu người hạ trong cung cấm. Trong chế độ đó, nam không phải người đàn ông hoàn chỉnh, nữ không thể lấy chồng, âm dương mất cân bằng, xã hội xuất hiện nhiều hiện tượng bất thường. Và như một sự bù đắp cho khuyết tật của xã hội, những con người đau khổ là thái giám và cung nữ đã tìm đến với nhau rồi thành vợ thành chồng.

Tình yêu "đối thực"

Theo sử sách ghi chép lại, thời nhà Minh là thời kỳ hoạn quan có quyền lực nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, do vậy họ cũng có nhiều bổng lộc. Đây cũng là một trong những lý do mà rất nhiều kỹ nữ ở kinh thành thời bấy giờ "tình nguyện" qua lại với các hoạn quan.

Trong ghi chép của cuốn "Hậu cung", thái giám và cung nữ ở cùng nhau được gọi là "đối thực" - một cách gọi mang hương vị của việc "góp gạo nấu cơm chung". Thực tế này từ thời nhà Hán đã xuất hiện. Nhưng tới thời vua Vạn Lịch của triều Minh thì câu chuyện "đối thực" càng trở nên phổ biến và công khai, People's Daily cho hay.

Theo sách của Thẩm Đức Phú, một nhà văn dưới triều Minh ghi chép lại, ở thời vua Vạn Lịch, nếu cung nữ nào vẫn chưa có bạn trai hay thái giám nào chưa có bạn gái thì coi như đã "bị ế". Họ thậm chí còn công khai khoác vai nhau giữa chốn ban ngày như những đôi vợ chồng bình thường khác.

Tình yêu "đối thực" rất thực tế, mối quan hệ giữa thái giám và cung nữ không chỉ dừng lại ở quan hệ luyến ái, mà còn phát triển thành quan hệ vợ chồng, thậm chí còn vô cùng lãng mạn.

Thái giám và cung nữ Trung Quốc nảy sinh tình cảm, họ sẽ phải làm thế nào? - Ảnh 2.

Quan hệ "đối thực" giữa thái giám và cung nữ, một cách gọi mang hương vị của việc "góp gạo nấu cơm chung". Ảnh minh họa: Wenhuapindao

Hiện tượng phổ biến

Đã yêu nhau thành vợ thành chồng thì cũng phải có tên gọi cho rõ ràng. Trong Tử Cấm Thành, Thái giám gọi câu "Nương tử ơi!", cung nữ gọi câu "Phu quân ơi!" đương nhiên là chuyện cấm kỵ, nên họ luôn có ám hiệu riêng. Thái giám làm chồng của cung nữ, được gọi là "Thái Hộ", cách xưng hô này nghe có vẻ như vị công công này là món ăn của một cung nữ nào đó.

Nhưng sau này ám hiệu đã trở nên công khai, đến cả Hoàng đế cũng biết, thậm chí còn có xu hướng chấp nhận cả sự thực này, khi gặp cung nữ nào đó còn có thể hỏi "Bạn trai của ngươi là ai?" hoặc hỏi thái giám "Bạn gái của ngươi là ai?".

Thái giám và cung nữ cũng không cần phải sợ hãi, giấu giếm, họ thừa nhận rất thẳng thắn. Dù sao thì sự kết hợp giữa hai thân phận đau khổ ấy cũng không làm tổn hại tới ai, có thể nhắm mắt làm ngơ.

Thái giám và cung nữ Trung Quốc nảy sinh tình cảm, họ sẽ phải làm thế nào? - Ảnh 3.

Thái giám và một cung nữ thời Thanh. Ảnh minh họa: Baike

Lột da những thái giám có quan hệ luyến ái

Đương nhiên, cũng có một số Hoàng đế không ưa chuyện tình giữa thái giám và cung nữ. Chu Nguyên Chương là một ví dụ điển hình. Ông thậm chí còn đưa ra hình phạt lột da những thái giám nào có quan hệ luyến ái. Sách "Nội giám" có chép rằng: "Thời Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương), nội cung được quản lý rất nghiêm. Phàm là thái giám lấy vợ đều phải chịu tội lột da".

Ở thời của Hoàng đế Vạn Lịch mặc dù chuyện "đối thực" rất phổ biến nhưng chính Vạn Lịch cũng không chấp nhận chuyện này. Chỉ cần phát hiện ra có hiện tượng "đối thực" thì những người liên quan đều chịu cực hình.

Tuy nhiên, nhu cầu mang tính bản năng của con người không phải cứ lột da hay dùng cực hình là có thể ngăn cấm được. Vì thế chuyện "đối thực" giữa thái giám và cung nữ vẫn tồn tại và phát triển rộng rãi.

Theo People's Daily, dù mối quan hệ luyến ái giữa hoạn quan với kỹ nữ hay các cung nữ có dị thường, song vẫn được nhiều người đồng tình. Bởi lẽ, xét đến cùng, hoạn quan, cung nữ hay kỹ nữ đều là những người có thân phận bi thảm nhất trong xã hội phong kiến. Việc họ vì lý do này hay lý do khác tìm đến với nhau xét cho cùng vẫn là đáng thương hơn là đáng trách.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem