Một người biểu tình bị thương do mảnh bom khiến máu chảy đầy mặt
Thực tế cho thấy, cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan đang ngày càng xuất hiện thêm nhiều nhân tố khó lường. Trong một diễn biến mới nhất, cơ quan chống tham nhũng của Thái Lan cho biết đang điều tra Thủ tướng Yingluck Shinawatra xung quanh chương trình trợ giá gạo gây tranh cãi. Chính sách này đảm bảo cho người nông dân trồng lúa mức giá cao hơn so với thị trường quốc tế nhưng những người chỉ trích nói chương trình tốn kém và dễ tạo tham nhũng.
Cảnh sát trưởng quốc gia Adul Saengsingkaew cho biết chỉ còn khoảng 7.000 người biểu tình trên đường phố trong sáng ngày 16.1, giảm từ con số 23.000 người tối 15.1.
|
Ủy ban Chống tham nhũng Quốc gia đã buộc tội một bộ trưởng và đang điều tra một số người khác. Ủy ban Chống tham nhũng cho biết họ sẽ điều tra cáo buộc việc bà Yingluck lơ là nhiệm vụ của Thủ tướng trong chương trình trợ giá gạo.
Ủy ban này cho biết họ sẽ xét xem liệu bà Yingluck có vi phạm luật hình sự hay không, nhưng không đề cập đến hình phạt mà bà sẽ phải gánh chịu nếu bị kết tội. Nếu Ủy ban Chống tham nhũng phát hiện bà Yingluck phạm tội, bà sẽ bị cấm tham gia chính trường như các vị bộ trưởng khác. Chương trình này đã vấp phải những lời chỉ trích nặng nề của phe biểu tình.
Đây là một phần trong nỗ lực của họ nhằm buộc chính phủ của bà Yingluck phải từ chức và thay thế bằng một "Hội đồng Nhân dân" không qua bầu cử”. Mục đích của những người biểu tình đó là kiềm chế ảnh hưởng chính trị của anh trai bà Yingluck, cựu Thủ tướng sống lưu vong Thaksin Shinawatra, người đang bị phe đối lập cáo buộc vẫn "giật dây" chính phủ từ bên ngoài.
Những người chỉ trích cho rằng những người thực hiện chương trình trợ giá gạo, vốn được đề ra để thu hút sự ủng hộ của người dân ở khu vực miền Bắc đối với đảng của bà Yingluck, đang dính líu đến các cáo buộc tham nhũng và khiến đất nước tồn đọng một lượng gạo lớn không bán được.
Đổ máu
Theo cảnh sát, vụ
nổ diễn ra vào khoảng 13 giờ 30 phút tại khu vực biểu tình ở phía Bắc
thủ đô Bangkok, khiến ít nhất 28 người biểu tình bị thương. Vụ nổ xảy ra
ở gần trung tâm mua sắm Lotus Charoenphol- nơi mà thủ lĩnh biểu tình
Suthep vừa dẫn đầu đám đông biểu tình kéo qua đây. Cảnh sát cho biết,
quả bom phát nổ được giấu trong một tòa nhà. Khi tiếng nổ phát ra, hàng
trăm người biểu tình đã giẫm đạp lên nhau khi chạy tìm kiếm kẻ tấn công.
Hình
ảnh được phát trên truyền hình cho thấy nhiều người nằm la liệt trên
đường trong lúc xe cấp cứu đang hối hả chở người bị thương rời hiện
trường. Những người biểu tình thì đang lùng sục khu vực quanh các tòa
nhà lân cận để tìm kiếm kẻ tấn công trong lúc cảnh sát và binh lính đã
có mặt tại hiện trường. Trước đó, tối 16.1 tại công viên Lumpini, gần
một trong các khu vực biểu tình ở trung tâm Bangkok và dinh Suanpakkad
cũng xảy ra hai vụ tấn công. Dinh Suanpakkad là tư dinh trước đây của
Thị trưởng Bangkok Sukhumbhand Paribatra, một thành viên trong Đảng Dân
chủ đang dẫn đầu các cuộc biểu tình chống chính phủ. Hai vụ tấn công này
cũng khiến ít nhất 2 người bị thương.
Cùng ngày, Ngoại trưởng
Thái Lan tuyên bố "đã đến lúc" giành lại quyền kiểm soát thủ đô Bangkok.
Có dấu hiệu cho thấy Chính phủ nước này có lẽ đang mất dần kiên nhẫn
với chiến dịch phong tỏa thủ đô của hàng nghìn người biểu tình đòi Thủ
tướng Yingluck Shinawatra từ chức. Tuyên bố của Ngoại trưởng
Tovichakchaikul được đưa ra trong bối cảnh một đoàn quan chức, được cảnh
sát và quân đội hộ tống, lên đường tới một văn phòng của chính phủ phụ
trách cấp hộ chiếu để thuyết phục người biểu tình ở đó giải tán và để cơ
quan này có thể hoạt động trở lại. Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu nào cho
thấy biện pháp này hiệu quả.
|
Quang Minh (tổng hợp) (Quang Minh (tổng hợp))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.