Thần tích của Trương Phi thời Tam quốc chỉ là hư cấu?

Thứ sáu, ngày 23/09/2022 13:30 PM (GMT+7)
Trong mắt người đời, Trương Phi là võ tướng tính nóng như lửa, bản chất thật thà. Tên tuổi của ông gắn liền với thần tích hét lớn khiến Hạ Hầu Kiệt vỡ mật mà chết.
Bình luận 0

Những câu chuyện được kể đến trong các tác phẩm viết về thời kỳ Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc, có rất nhiều điều là những thần tích như: Lưu Bị cưỡi ngựa nhảy qua suối Đàn Khê, Tào Tháo thoát chết nhờ một chữ nghĩa, Gia Cát chết vẫn đuổi được Trọng Đạt sống,... trong đó Trương Phi hét lớn khiến Hạ Hầu Kiệt vỡ mật mà chết được nhiều người ấn tượng hơn cả.

Theo Tam quốc diễn nghĩa, lúc giao tranh tại Đương Dương – Trường Bản, trước thế tấn công mãnh liệt của Tào Tháo, quân dân Lưu Bị thua chạy tan tác mỗi người một nơi. Lưu Bị sai Trương Phi mang 20 kỵ binh đi chặn hậu, ngăn cản quân Tào.

Thần tích của Trương Phi thời Tam quốc chỉ là hư cấu? - Ảnh 1.

La Quán Trung đã miêu tả Trương Phi với ngoại hình dữ tợn, râu tóc dựng ngược, cưỡi tuấn mã Ô Vân Đạp Tuyết tay cầm xà mâu khiến kẻ địch trông thấy mà khiếp sợ.

Trương Phi đợi Lưu Bị cùng mọi người đi kịp sang sông rồi mới đứng lên chặn quân địch ở đầu cầu Trường Bản. Mắt nhìn thấy ba mươi vạn đại quân Tào sắp tiến đến, có người hỏi tại sao không trốn chạy, Trương Phi chỉ cười mà đáp: “Ngô bất kiến chúng quân, chỉ kiến Tào Tháo” (Không nhìn quân đội, chỉ nhìn Tào Tháo).

Quân Tào Thuần truy kích đuổi đến nơi, một mình Trương Phi hùng dũng đứng cầm xà mâu quát lớn: “Ngô nãi Yến nhân Trương Dực Đức, thùy cảm cộng ngô quyết tử” (Ta là người Yến, tên gọi Trương Dực Đức, ai dám cùng ta quyết tử).

Thần tích của Trương Phi thời Tam quốc chỉ là hư cấu? - Ảnh 2.

Trương Phi nổi tiếng với sức khỏe địch muôn người cùng với sự dũng cảm coi thường cái chết.

Thanh âm lớn như sét đánh bên tai khiến cây cầu bị phá vỡ, khiến tướng Tào, Hạ Hầu Kiệt vỡ mật mà chết. Không ai trong quân Tào dám tiến sang sông giao đấu. Tào Thuần sợ Trương Phi có kế khác nên không dám liều lĩnh sang đánh.

La Quán Trung đã bình rằng: “Thật là đứa con nít miệng còn hôi sữa, chịu làm sao được tiếng sấm sét; kẻ tiều phu ốm yếu sao chịu nổi tiếng gầm của hổ báo”.

Thần tích của Trương Phi thời Tam quốc chỉ là hư cấu? - Ảnh 3.

Trương Phi ở cầu Trường Bản.

Tuy nhiên theo sử liệu, Hạ Hầu Kiệt chỉ là một nhân vật do La Quán Trung hư cấu.  Năm 208, Tào Tháo sau khi tiêu diệt họ Viên làm chủ miền bắc, phát đại quân tấn công Kinh Châu. Con Lưu Biểu (mới mất) là Lưu Tông đầu hàng. Lưu Bị không chống nổi Tào Tháo, mang dân vượt sông. Tào Tháo mang quân thiết kỵ truy kích, đuổi kịp Lưu Bị ở Đương Dương Trường Bản.

Lưu Bị không kịp chống đỡ, bỏ cả gia quyến chạy, quân Bị thua tan tác. Trương Phi theo lệnh Lưu Bị mang 20 kỵ binh đi chặn hậu, ngăn cản quân Tào. Ông đợi Lưu Bị cùng những người đi kịp sang sông rồi đứng lên chặn ở đầu cầu Trường Bản.

Trương Phi đứng chặn trên cầu Trường Bản và cầm Bát xà mâu chờ nghênh địch. Quân Tào Thuần truy kích đuổi đến nơi. Một mình Trương Phi hùng dũng đứng cầm xà mâu quát lớn, không ai trong quân Tào dám tiến lên sang sông giao phong. Tào Thuần sợ Trương Phi có kế khác nên không dám liều lĩnh sang đánh. Nhờ đó Lưu Bị cùng các thủ hạ chạy thoát đến. Trong sử liệu không hề đề cập tới việc quân Tào có người nào bị chết do tiếng hét lớn của Trương Phi.

Thần tích của Trương Phi thời Tam quốc chỉ là hư cấu? - Ảnh 4.

Trương Phi là người sát cánh cùng Lưu Bị từ thuở hàn vi, ông đã đóng góp rất nhiều cho sự ra đời của nước Thục.

Trương Phi (166 - 221), tự Ích Đức, thường gọi Dực Đức, là một trong ngũ hổ tướng nhà Thục Hán. Trương Phi được đánh giá có sức mạnh ngang Lữ Bố, Mã Siêu, Quan Vũ, Điển Vi. Ông từng giữ chức Hữu tướng quân, sau khi Lưu Bị xưng đế được phong làm Tây Hương Hầu.

Theo các tài liệu lịch sử ghi chép, Trương Phi không chỉ giỏi võ mà còn viết chữ rất đẹp, vẽ tranh rất tài. Tính khí của Phi ngay từ nhỏ đã nóng nảy, các thầy trong làng đều không ai dạy nổi.

Tam quốc diễn nghĩa là một tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ 14 với 120 chương hồi, theo phương pháp bảy thực ba hư (bảy phần thực ba phần hư cấu). Tiểu thuyết này được xem là một trong Tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc.


Quốc Tiệp (Theo Người Đưa Tin)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem